CUỘC CHIẾN TRÊN KHÔNG Posts by : STEVE THAI

      Hẳn ai cũng biết cách đây không lâu, hãng sản xuất máy bay Airbus đã " show" một loại máy bay khổng lồ có tên là A380 trong chuyến bay thử nghiệm từ sân bay Biscay của Pháp. Sự ra đời của A380 - loại máy bay lớn nhất từ trước đến giờ khiến các nước trong khối Liên minh châu Âu hoan hỉ đón mừng nhưng lại thúc đẩy người anh em bên kia bờ đại dương của họ - Hoa Kỳ đi đến một quyết định dứt khoát : kiện EU về vấn đề trợ cấp máy bay qua WTO để tổ chức này phán xử. Nguyên nhân khiến cho hai thế lực kinh tế lớn nhất thế giới dắt nhau ra toà là từ hai người con cưng mà họ bảo trợ : Airbus và Boeing. Airbus và Boeing là hai hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, đặc biệt là máy bay dân dụng và thương mại. Không tính đến số máy bay phục vụ cho mục đích quân sự thì lượng sản phẩm của hai hãng này chiếm tới 94% máy bay chở khách toàn cầu. Thế nhưng, đằng sau sự ra đời mỗi chiếc máy bay của cả hai hãng đều in đậm dấu ấn sự bảo trợ từ các chính phủ chủ quản: EU cho Airbus và Hoa Kỳ cho Boeing. 

      Suốt từ tháng tháng 1/2005 đến giờ EU và Mỹ không ngừng buộc tội lẫn nhau trong việc hõ trợ cho những dự án sản xuất máy bay quá hào phóng, xâm phạm vào tự do thương mại thế giới. Washington chỉ trích Bruselles bí mật chi 1.6 tỉ cho Airbus phát triển những loại máy bay mới. Ngược lại, EU cũng cáo buộc rằng Boeing còn nhận được sự trợ cấp ngầm nhiều hơn thế từ chính phủ Mỹ cho việc sản xuất một loại máy bay mới có tên là Dreamliner. Mục đích của những khoản trợ cấp mà chính phủ hai bên chi ra là nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho những đứa con đỡ đầu luôn kình địch nhau của họ. Airbus và Boeing luôn phải giành giật nhau từng hợp đồng ở những thị trường tiềm năng có tốc độ phát triển hàng không rất lớn như châu Á và Trung Cận Đông. 
Cuối năm 2004, Boeing có được thoả thuận bán cho Arap Xeut gần 40 chiếc máy bay. Airbus cũng chẳng kém cạnh gì khi có một hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc tới 30 chiếc máy bay chở khách. Được biết, hãng hàng không lớn nhất Korea, Korean Air cũng đã ký hợp đồng mua 10 chiếc Boeing 787 Dreamliner với giá 1.3 tỉ dollards. Hai năm trước đây, Airbus đã qua mặt Boeing trở thành hãng máy bay bán chạy nhất thế giới, và cùng với chiếc A380 hãng này đã giành được ưu thế vượt trội trước đối thủ. A380 được các nhà chuyên môn đánh giá là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp máy bay, dẫn đến việc tăng gấp đôi lợi nhuận cho Airbus. A380 có 555 chỗ ngồi rộng, chỗ để chân thoải mái, diện tích khoảng trống sàn tới 50%, tầm bay tới 15.000 km chiếm luôn vị trí hàng đầu trong thị trường máy bay có khối lượng chuyên chở lớn, lấn át cả loại máy bay Boeing 747 Jumbo Jet thống lĩnh 4 thập kỷ qua. Hiện nay, Airbus đang trông đợi kiếm được khoảng 1,6 tỉ dollars khoản trợ cấp từ châu Âu cho máy bay tầm xa A350, thứ có thể đối địch với Dreamliner của Boeing. 

      Đứng trước nguy cơ đó, Hoa Kỳ bắt buộc phải đe doạ đưa vấn đề ra giải quyết thông qua WTO. Ngày 11 tháng 1, chính phủ Mỹ và đại diện EU đã quyết định dùng 90 ngày để tự giải quyết vấn đề thay cho việc kiên cáo nhau ra trước WTO. Tuy nhiên, thời hạn này đã trôi qua nhưng vẫn chưa có được một sự giải quyết dứt điểm nào. Ông Piter Maderson - cao uỷ thương mại EU phát biểu trong một cuộc họp báo rằng : " Tôi rất lấy làm tiếc là đã không có được một thoả thuận tạm thời vào ngàỳ 11/4. Nhưng sự rắc rối của vấn đề thì có lẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên". Trong hoàn cảnh này, ngoại giao đã không thể làm việc tốt và vụ "cãi nhau vặt" giữa Boeing và Airbus đã biến thành vụ kiện cáo ầm ĩ giữa Hoa Kỳ và EU. Vào thời điểm vô cùng nóng bỏng này, cả hai công ty Boeing và Airbus đồng thời rơi vào tình trạng khủng hoảng vì thiếu người lãnh đạo tài ba. Mr Stonecipher - giám đốc của Boeing bị cách chức vì vụ scandal tình ái với một nữ uỷ viên ban quản trị. Còn người khổng lồ Noel Forgeard thì rời Airbus sang điều hành công ty mẹ EADS.

     Cả hai bên đều đã có những người kế vị tạm thời nhưng vẫn chưa hài lòng và vẫn tiếp tục chiến dịch kiếm tìm người lãnh đạo mới. Nhưng mặc dù có hơi lúng túng trong vấn đề người lãnh đạo chính và dù biết rằng việc đưa vấn đề ra trước WTO sẽ rất lâu dài, tốn kém và đầy bất lợi thì Hoa Kỳ và EU vẫn kiên quyết kiện nhau ra toà và có vẻ quyết chiến đến cùng. Được biết, họ đã từng tranh chấp nhau về chuyện trợ cấp cho ngành bông xơ, mía đường, sữa...Nhưng trong những bất đồng thương mại đã có thì vấn đề trợ cấp máy bay cho Airbus và Boeing là căng thẳng nhất. Tuy nhiên, chưa biết WTO sẽ phân xử vụ việc này như thế nào. 

 

» Related Articles: