ĐIỂM SÁNG TRONG BỨC TRANH KINH TẾ THẾ GIỚI Posts by : STEVE THAI

   Trong cuộc họp của Hội đồng Kinh tế và Liên Hiệp Quốc hồi tháng 6, các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang giảm sút, song các nền kinh tế đang phát triển vẫn tiếp tục tăng trưởng đều.

   Bất chấp tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các nước nghèo vẫn tiếp tục đi lên, một xu hướng mà các nhà kinh tế cho rằng rất có ích để thúc đẩy các chương trình nghị sự quốc tế về phát triển.  “Một trong những điểm bất thường trong mô hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay là trong khi mức tăng trưởng ở các nước phát triển có xu hướng suy giảm thì ở các nền kinh tế đang phát triển lại duy trì được tốc độ cao và ổn định”, báo cáo giữa năm của Liên Hiệp Quốc về thực trạng và triển vọng kinh tế thế giới nhận định. Các chuyên gia kinh tế của Liên Hiệp Quốc cho rằng sự phát triển kinh tế bền vững ở các nước đang phát triển - nếu không bị gián đoạn trong những năm sắp tới - sẽ mở ra “cánh cửa cơ hội” để đạt được những mục tiêu phát triển mà nhiều hội thảo quốc tế về phát triển trong những năm 90 của thế kỷ trước đề ra, trong đó có cả Hội nghị thượng đỉnh thiên niên kỷ diễn ra năm 2000.

   Những mục tiêu này bao gồm giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói, phổ cập giáo dục phổ thông, giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, thúc đẩy bình đẳng giới, kiềm chế sự lây lan của HIV/AIDS, và các loại bệnh phổ biến khác, từ nay tới năm 2015.

   “Đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2004-2005 không chỉ có những nền kinh tế mạnh nhất, mà còn có sự đóng góp của các nước đang phát triển và những nền kinh tế chuyển đổi”, ông Jose Antonio Ocampo, phó tổng thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội, nói.

   Năm ngoái, các nền kinh tế đang phát triển đạt mức tăng trưởng hơn 6%, rất có thể sẽ đạt mức mức tăng trưởng hơn 5% trong 6 tháng còn lại của năm nay và sau đó, các nhà phân tích kinh tế của Liên Hiệp Quốc nhận định. Họ dự đoán rằng các nước Nam Á, đã theo kịp các nước Đông Á nhờ đạt tỷ lệ tăng trưởng 7%, có thể duy trì mức tăng trưởng tương tự trong năm nay. Đối với các nước khu vực phụ cận sa mạc Sahara ở châu Phi, tỷ lệ tăng trưởng được dự đoán là 5%. Tương tự, các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây sẽ đạt mức tăng 6% trong năm nay và 7% vào năm sau. “Tình hình nói chung là rất, rất hứa hẹn", Ocampo tuyên bố. "Mức tăng trưởng kinh tế cao hơn của nhiều nước đang phát triển là thành quả của những cải cách kinh tế tại chính những nước đó”.

   Vào thời điểm hiện tại, theo các nhà phân tích, môi trường nhìn chung vẫn có lợi cho các nước đang phát triển khi thương mại quốc tế tiếp tục tăng trưởng. Mặc dù giá cả năng lượng và nguyên liệu thô tăng nhanh trong 2 năm qua đã, song chi phí đầu tư ra nước ngoài đã xuống tới mức thấp nhất trong lịch sử. Họ cho rằng một số nhân tố đưa đến tỷ lệ tăng trưởng nhanh hơn tại các nước đang phát triển những năm trước đây là nhân tố bên trong, chứ không phải là nhu cầu cao đối với hàng hóa của trướchợ từ các nước đang phát triển. Chẳng hạn, tại Trung Quốc và Ấn Độ, thu nhập tăng lên và nghèo đói giảm đi là nhờ thị trường nội địa vững chắc, nơi có mức cầu cao hơn thị trường bên ngoài. “Đây là một nhân tố dẫn đến việc gia tăng các mô hình phát triển mới bao gồm cả việc mậu dịch giữa các nước đang phát triển tăng lên, đặc biệt là việc mua nhiên liệu thô của Trung Quốc từ các nước nghèo”, báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết.

   Trong bối cảnh các nước phát triển vẫn được coi là “nhân tố quyết định chủ yếu” tới sự phát triển kinh tế toàn cầu, các nhà kinh tế Liên Hiệp Quốc cho rằng sự khác biệt sâu sắc giữa tỷ lệ tăng trưởng giảm sút của các nền kinh tế phát triển - đặc biệt là ở châu Âu và Nhật Bản - và tỷ lệ tăng trưởng đi lên ở các quốc gia đang phát triển cho thấy một mức độ nhất định của tình trạng “không liên kết”.

   Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan ca ngợi tình hình kinh tế của các nước đang phát triển, song cũng cảnh báo rằng xu hướng phát triển chưa hẳn đã thoát khỏi những yếu tố rủi ro, chẳng hạn như giá dầu leo thang và sự mất cân bằng trong cán cân mậu dịch quốc tế ở thời điểm hiện tại. Đây là những nhân tố có thể cản trở đà phát triển.

   Một số chuyên gia cho rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nên đảm nhận vai trò “đầu tàu” trong việc giải quyết các vấn đề mất cân bằng tài chính. "IMF nên tạo ra những cách thức dịch chuyển rủi ro từ các nước đang phát triển sang các nền kinh tế phát triển, theo đó những khoản vay từ các định chế tài chính đa quốc gia nên được thiết kế sao cho các nước đang phát triển không phải hứng chịu rủi ro phát sinh từ sự lên xuống của tỷ giá hối đoái và lãi suất", giáo sư Joseph Stiglitz, người từng nhận giải thưởng Nobel về kinh tế, phát biểu.

   “Nhưng tình hình đó cho chúng ta thấy một vấn đề cơ bản: tại sao nền kinh tế toàn cầu lại tồn tại quá nhiều bất ổn đến như vậy, và chúng ta có thể làm được gì để giải quyết tình trạng đó. Nếu có một câu trả lời duy nhất thì đó chính là chính sách kinh tế vi mô của Mỹ. Không sửa đổi chính sách đó, vấn đề sẽ không thể giải quyết được”, ông nói.

   Về vấn đề giá dầu tăng, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho rằng xu hướng này có thể làm chậm lại sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, song chính nó sẽ lại làm giá dầu hạ xuống. Các nhà kinh tế còn dự đoán rằng dầu sẽ suy giảm vào nửa cuối năm nay, vì nhu cầu về dầu trên toàn thế giới sẽ giảm.

   Mặc dù rất lạc quan với những tin tức về sự tăng trưởng kinh tế gia tăng ở các nước đang phát triển, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan phát biểu trước Hội đồng Kinh tế và Xã hội: “Tăng trưởng là rất quan trọng, nhưng chưa đủ. Nếu tăng trưởng kinh tế không làm giảm tỷ lệ đói nghèo thì chúng ta cần phải có những chính sách khôn ngoan hơn, tận dụng các nguồn lực tốt hơn và liên kết chặt chẽ hơn. Chỉ khi đó những lợi ích của quá trình toàn cầu hoá mới tới được tất cả mọi người, trong đó có những người cần chúng nhất”.

» Related Articles: