CHẤT XÁM SINH LỢI Posts by : STEVE THAI

Chất xám là nguồn vốn rẻ tiền và  dồi dào vô tận nếu biết khai thác  đúng cách. Thực tế, nhiều doanh  nghiệp luôn hô hào đề cao vốn chất  xám nhưng lại chưa biết cách quản lý  và tận dụng. 

Vốn chất xám là gì?
Đó là một khái niệm bao hàm các  giá trị tri thức, có thể giúp doanh  nghiệp sinh lợi. Bao gồm các bí quyết  và quy trình sản xuất; bản quyền tác  giả và bằng phát minh, sáng chế; các  kỹ năng và kinh nghiệm của tập thể  nhân viên; mối quan hệ giữa khách  hàng và nhà cung cấp.  Để quản lý tốt nguồn vốn này,  Ban Quản trị phải trả lời được câu hỏi  " Thế nào là một mô hình bố trí nhân  sự cân đối giữa bộ phận nghiên cứu,  sáng tạo, tạo ra bí quyết sản xuất?  Bộ phận khai thác các bí quyết đó?  Các loại vốn chất xám có một  phương pháp khai thác giống nhau  hay cần có chính sách riêng cho từng  loại?  So sánh giữa những công ty cùng  lĩnh vực hoạt động, cùng quy mô và  tương đồng về nhiều mặt nhưng khác  nhau về phương pháp quản lý nguồn  vốn chất xám cho thấy, lợi nhuận  giữa các công ty này có sự chênh  lệch rất lớn. Các công ty đầu tư nhiều  cho việc nâng cấp kiến trúc thượng  tầng, tức là đội ngũ nhân viên, nguồn  thông tin, bộ phận nghiên cứu và  phát triển (R&D)... luôn thu về nhiều  lợi nhuận hơn nhưng công ty chỉ chú  trọng vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng,  máy móc. Sai lầm của các công ty  này là chỉ khai thác những công  nghệ, bí quyết sẵn có mà bỏ quên  việc phát triển và sáng tạo thêm  những cái mới. Như thế, dù công  nghệ có tiến tiến đến đâu cũng đến  lúc già nua, cũ kỹ. Bên cạnh đó, họ  không xem chất xám là một nguồn  vốn, nguồn lợi nhuận nên trong các  cuộc họp cổ đông, họ chỉ công bố  tình hình tài chính mà không chia sẻ  thông tin về nguồn vốn này với cổ  đông và khách hàng. 

Khai thác vốn chất xám

Các công ty thành công đều hiểu  rằng, số tiền đầu tư cho nhân lực rẻ  hơn nhiều so với đầu tư máy móc.  Đây là ưu thế cạnh tranh cho các  công ty nhỏ, vốn ít. Thậm chí, họ đo  lường mức độ phát triển của doanh  nghiệp mình không phải bằng doanh  thu mà bằng mức độ phát triển của  nguồn vốn chất xám. Trong mô hình  của các công ty này, có 3 yếu tố hợp  thành một tam giác vững chãi, có thể  mang lại hơn 30% lợi nhuận đó là:  thông tin khách hàng, bản quyền  thiết kế và bộ phận nghiên cứu và  phát triển. Ba yếu tố này lại chi thành  5 yếu tố nhỏ: bằng sáng chế, thương  hiệu, dữ liệu khách hàng, website và  phương pháp quản lý doanh nghiệp.  Về phương diện quản lý, Ban  Quản trị cũng được chia thành nhiều  nhóm. Trong đó, nguồn vốn chất xám  quan trọng nhất thuộc về một nhóm,  cũng tạo thành hình tam giác, gồm:  giám đốc điều hành, giám đốc sales  và giám đốc tài chính. Tiếp đến là  giám đốc IT, bộ phận trực tiếp tạo ra  vốn chất xám. Hệ thống IT tốt sẽ là  một kho lưu trữ, quản lý thông tin  khách hàng qua hàng trăm năm mà  vẫn dễ dàng tìm thấy khi cần thiết.  Song, nhiều doanh nghiệp vẫn  chưa nhìn nhận đúng vai trò của giám  đốc IT . Họ nghĩ, giám đốc IT chỉ là  người chịu trách nhiệm về kỹ thuật,  không liên quan nhiều đến bộ máy  quản lý toàn doanh nghiệp. Thực ra,  giám đốc IT cần làm việc nhiều hơn  với giám đốc tài chính thông qua các  báo cáo định kỳ về tiến độ của từng  công trình, hiệu quả của bí quyết sản  xuất hiện tại và lợi nhuận do chúng  mang lại. Sau đó, giám đốc tài chính  sẽ công bố với cổ đông, khách hàng  và nhân viên.  Tóm lại, doanh nghiệp cần hiểu  rằng, con người là nguồn vốn quan  trọng nhất chứ không phải máy móc,  công nghệ. Đây là nguồn vốn "sống",  có thể phát triển qua quá trình đào  tạo và mang về lợi nhuận lâu bền  .

» Related Articles: