CHIẾN LƯỢC HAY CHIẾN THUẬT Posts by : STEVE THAI

   Trong Marketing, những hoạt động mang tính chiến thuật thường thể hiện được hiệu quả tức thì và hiệu  quả ấy là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Thế nhưng, khi không có một chiến lược Marketing rõ ràng, một tầm nhìn bao quát, chắc chắn công ty của bạn sẽ bị lạc vào cái vòng lẩn quẩn, hao phí tiền bạc lẫn thời gian.

   Phân biệt giữa chiến lược và chiến thuật sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng và tuần tự trong quá trình xây dựng thương hiệu.

   Quá trình xây dựng thương hiệu đa phần thông qua tiếp thị, các doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung vào chiến thuật ngắn hạn hơn các chiến lược lâu dài. Ví dụ, chính sách tinh giảm trong bộ máy hoạt động của các công ty, mà thường gặp nhất là quyết định sát nhập bộ phận Bán hàng và bộ phận  marketing. Lợi ích trước mắt là giảm được ngân sách tiền lương. Nhưng, điều này đồng nghĩa với chừng ấy  nhân  viên, họ phải đảm nhiệm khối lượng công việc gấp nhiều lần. Nguy hiểm hơn, sự nhập nhằng trong quyền và trách nhiệm sau khi sát nhập là hiểm hoạ không thể lường trước được. Vậy, liệu đây có phải là một quyết định khôn ngoan? 

   Lạc đường trong mê cung 
   Trong thương trường ngày nay, không dễ gì các công ty có thể dừng lại để tự nhìn nhận và khẳng định mình đang ở vị trí nào. Đây là nguyên nhân của việc xem nhẹ các chiến lược dài hạn, thay vào đấy, chỉ chú tâm đến những hoạt động mang tính chất ngắn hạn. Những hoạt động mang tính chiến thuật thường thể hiện được hiệu quả tức thì và hiệu quả là điều bất cứ ai cũng mong muốn. Thế nhưng, khi không có một chiến lược marketing rõ ràng,  một tầm nhìn bao quát, chắc chắn công ty sẽ bị lạc vào cái vòng lẩn quẩn, phí tiền bạc lẫn thời gian. Tệ hơn là không hiểu được vì sao công ty mình thậm chí không đạt được các mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn. Trước khi quá muộn, hãy dừng lại và suy nghĩ nghiêm túc về định hứng chiến lược của bạn. Bạn không thể ra khỏi mê cung nếu không xác định lối ra hay ít nhất là đang ở đâu . Nếu vẫn không thể xác định được vị trí của mình, bạn cần liên hệ ngay với chuyên gia marketing hay công ty tư vấn thương hiệu để có được lời khuyên sáng suốt và kịp thời.

   Thấu hiểu thương hiệu 
   Trước khi xác định hướng phát triển chiến lược, chúng ta cần phải nhận thức được mối quan hệ giữa chiến lược marketing và thương hiệu của công ty. Thương hiệu chính là kết quả rõ ràng và sống động nhất của tất cả các hoạt động marketing, như có một quan điểm cho rằng, “marketing  is  Branding”  (marketing có nghĩa là xây dựng thương hiệu).

   "Thương hiệu" là cụm từ thường được sử dụng nhưng cũng rất dễ bị hiểu sai. Thương hiệu hoàn toàn không phải là một câu khẩu hiệu. Sai lầm lớn nhất của những người phụ trách bộ phận quảng cáo và đôi khi cả nhưng công ty quảng cáo tầm cỡ, có lẽ xuất phát từ quan điểm cho rằng , theo cách nào đấy, một thương hiệu đơn giản chỉ là một câu khẩu hiệu. Tôi đồng ý rằng, một câu khẩu hiệu đôi khi phần nào “lột tả” được cái hồn của thương hiệu, nhưng đáng tiếc, trong nhiều trường hợp, chúng không thể làm được điều này.

   Trước hết , tất cả các yếu tố tạo thành thương hiệu cần được hiểu một cách cặn kẽ và đúng đắn. Bạn có thể sử dụng nhiều mô hình quản lý thương hiệu khác nhau. Sau đó, mới nghĩ đến việc chọn một câu khẩu hiệu thật hay để củng cố thêm cho hình ảnh thương hiệu. Nếu thương hiệu không được hiểu một cách đầy đủ hay cặn kẽ thì câu khẩu hiệu dù hay cũng vô nghĩa. Thậm chí, những thương hiệu rất nổi tiếng như  Starbucks nhưng chẳng cần một câu khẩu hiệu nào cả.

» Related Articles: