KHỞI NGHIỆP BẰNG 5000$, CHỈ 5 NĂM SAU TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ Posts by : STEVE THAI

   Vào năm 1983, một chàng hoạ sĩ  vẽ đồ biểu quảng cáo cho các báo,  các hãng quảng cáo, hãng xe De  Lorean, Toyota, và hãng sản xuất  máy điện toán (computer) IBM, sau  khi nhận thấy nghề nghiệp chính  của mình có chiều hướng lâm nguy,  vì theo quảng cáo của hãng IBM,  trong tương lai rất gần máy computer  sẽ đảm nhận cả vai trò của người  vẽ đồ biểu, có thể còn tinh vi hơn,  đã quyết định bỏ nghề, đứng ra  thành lập hãng tôm đông lạnh  American Mantiev (chữ Việt Nam  viết ngược), nhưng thất bại, vốn  liếng dành dụm được sau bao nhiêu  năm lao động vinh quang trên đất  Mỹ, chỉ còn vỏn vẹn 5,000 dollars.  Một lần nữa anh quyết định đổi  nghề.

    Năm 1984, dọn đi Riverside,  mua một mẫu đất (acre) và một căn  mobil home kiến thiết ngay trên khu  đất này, dùng làm nơi trú ngụ cho  cả gia đình. Không để cho đất hưu  canh, anh đã mau chóng biến nơi  đây thành một khu vườn rau Á đông.  Lúc đầu vì hoàn cảnh vốn liếng còn  quá eo hẹp, anh đã phải tận dụng  sức lao động của cả gia đình, tự tay  anh tạo dựng lấy những căn nhà  kiếng (greenhouse), vợ, con trồng,  cắt và bó rau, sau đó anh lại đích  thân lái xe đi bỏ rau cho các chợ Á đông trong vùng Los Angeles và  Orange County.  Nghe hai chữ trồng rau thật dễ  dàng, ai cũng tưởng mình có thể làm  được, nhưng không, nghề nào cũng  có những nỗi khó khăn của nó,  muốn đạt được thành công phải có  bí quyết. Nghề trồng rau Á đông  trên đất Mỹ còn khó khăn hơn  nhiều, đừng tưởng bở, nhiều người  cũng chỉ vì quá chủ quan, người ta  làm được mình sẽ làm được, cuối  cùng đành lãnh hậu quả thất bại  chua cay.  Các loại rau anh trồng đều là  những loại rau Á đông khan hiếm,  rất khó trồng vì không mấy thích  hợp với thời tiết Âu Mỹ, nhất là vào  những ngày mùa đông sương muối.  Phải làm sao chế ngự được thời tiết,  tạo được môi sinh nhiệt đới để giữ  cho vườn rau tươi tốt quanh năm  hầu đáp ứng thoả đáng nhu cầu đòi  hỏi của giới tiêu thụ.  Anh Sang đã làm một cuộc trắc  nghiệm thật táo bạo mà có lẽ chưa  một nhà canh tác nông trại nào dám  nghĩ tới, không những anh chỉ trồng  rau trong các nhà kiếng mà đã  “dùng nước nóng để tưới rau.”  Lòng kiên nhẫn, ý chí phấn đấu  và tinh thần sáng tạo, cộng với sự  trợ lực của vợ con, đã đưa anh Sang  đến sự thành công thật mau lẹ, vượt  ngoài cả dự liệu của anh. Chiêm  nghiệm lời tiền nhân truyền dạy:  “Thuận vợ thuận chồng, tát biển  Đông cũng cạn” quả đúng không  sai.  Nương đà thành công, năm 1989,  anh mua thêm 7 mẫu (acre) đất ở  Wildomar, 100 mẫu nữa ở gần  Hemet, trồng thêm rau, nuôi thêm  hàng trăm ngàn gà con và một số  bò.  Chỉ nội trong năm này lợi nhuận  đã lên tới 1 triệu 4, và số bất động  sản theo trị giá của giới địa ốc là  trên 3 triệu Mỹ kim.  

   Căn cứ vào sự thành công vượt  bậc của anh, tháng 10 năm 1989,  cơ quan phụ trách Tiểu Thương Hoa  Kỳ, có trụ sở tại Santa Ana, Orange County, California, đã chọn và vinh  danh anh là: “Tiểu thương gia thiểu  số trong năm”, trao tặng bằng ban  khen và bảng đồng danh dự hạng nhất tiểu thương (SBA) 1989. Dịp  này hầu hết các báo Hoa Kỳ quanh  vùng cũng đã nhiệt liệt tán dương  sự thành công của anh.  Chúng tôi xin trích dẫn một đoạn  ngắn trong bài của ký giả Sheryl Oring đăng trên báo The Press-  Enterpris, số phát hành ngày 26  tháng 9-1989.  ...Người tỵ nạn thành công tại  Wildomar... Nông gia được cơ quan  Hoa Kỳ vinh danh là nhà kinh doanh  tiểu thương ...  Năm 1975, anh Nguyễn Minh  Sang trốn thoát cộng sản là điều  thật hay. Qua Mỹ anh trở thành nhà  tư bản khuôn mẫu... Ông Ken  Nhiêu, một nhân viên tài trợ của  ngân hàng National tại Paramount  là người đã cho anh Nguyễn vay  $550,000., theo một chương trình  tiểu thương cho biết: “Loại rau ông  Nguyễn trồng là để thoả mãn nhu  cầu của phần lớn người Á đông.  Những thứ đó không thấy ở một  siêu thị thường.”  Anh Nguyễn có thể cung cấp sản  phẩm của anh quanh năm, một  phần vì mùa đông anh tưới rau bằng  nước nóng để giữ một môi sinh nhiệt  đới bên trong các nhà kiếng.  Anh Nguyễn nói: “Khi tôi khởi sự  nghiệp này, tôi có nhiều ý kiến khác  với người khác...” 

  Ngày nay anh Nguyễn Minh  Sang và gia đình đã rời bỏ căn nhà  tiền chế nơi vườn rau để về sống  trong một căn biệt thự sang trọng  hai tầng lầu với đầy đủ tiện nghi, có  hồ bơi, vườn trước, vườn sau rộng  rãi thênh thang, toạ lạc nơi một góc  đồi do  c h í n h  anh làm  chủ. Có  quản gia, người giữ  vườn và sử  dụng các  loại xe đắt  t i e  n  Me r c e d e s ,  Jaguar.  Ngoài cuộc  sống dư dả về  vật chất, anh  Nguyễn Minh  Sang-chị Cao  Ngọc Lan còn có  một đời sống gia  đình mà người  ngoài nhìn vào  không tránh khỏi thèm muốn, vợ  chồng thuận hoà, các con ngoan giỏi, cô con gái năm nay 22 tuổi  hiện đang theo học năm thứ ba đại  học về ngành quản trị xí nghiệp, cậu  con trai kế đã gia nhập quân lực  Hoa Kỳ, đang theo học năm thứ hai  quân y, 3 người con nhỏ chung sống  dưới mái ấm gia đình.  Nhìn qua quãng đời quá khứ của  anh Nguyễn Minh Sang, người ta  được biết, anh sanh ngày 20 tháng  11-1949, tại Bùi Chu, Nam Định,  Việt Nam, là con trai đầu lòng trong  số 7 người con của ông bà Nguyễn  văn Oanh - Vũ thị Như, tiểu thương,  có năm em gái, người em trai duy  nhất là quân nhân của tiểu đoàn 2  Nhảy Dù, đã mất tích trong biến cố  30 tháng 4-1975.  Sau khi Việt cộng và thực dân  Pháp chia đôi đất nước Việt Nam  thành hai miền Nam-Bắc, theo gia  đình di cư vào miền Nam Việt Nam  năm 1954, định cư tại Vũng Tàu.  Năm 1975, cùng với gia đình  gồm cha, mẹ, các em và vợ con đến  Hoa Kỳ tỵ nạn, cư ngụ tại New York  City. Nhờ có bằng tú tài toàn phần  nên được Đại học New York nhận  vào học về ngành Graphic Art  Disign, vừa học, vừa làm design cho  các báo và một số hãng quảng cáo.


  Năm 1978,  sau khi đậu  bằng BA, dọn  về Orange  County, cư ngụ  tại Stanton  City, tiếp tục  hành nghề vẽ  đồ biểu  quảng cáo  cho các báo  và các  hãng cho  đến năm  1983.  M a  c  dù giờ  đây là  một nhà triệu phú, có  phần hùn trong nhiều hãng xưởng  của cả người Việt lẫn ngoại quốc,  nhưng gia đình anh Sang vẫn tiếp  tục công việc canh tác, lẽ đương  nhiên có cải tiến để phát triển: dùng  máy cầy để vỡ đất, thuê thêm công  nhân, trồng thêm nhiều loại nông  phẩm, kể cả các loại nông phẩm  bản xứ như lúa mì v.v... nuôi thêm  hàng trăm ngàn gà con, cứ 8 tuần  lại bán ra một lứa gà mái "ghẹ" (sắp  đẻ) cho các trại nuôi gà lấy trứng, nhưng ngưng việc nuôi bò.  Chúng tôi nêu thắc mắc hỏi anh  chị Sang về lý do ngưng việc nuôi bò, và tại sao không nghĩ đến việc  trồng các loại cây ăn trái Á đông?  Chị Sang giải thích: Sở dĩ anh chị  ngưng việc nuôi bò là vì nuôi bò có  lợi, mau lớn, nhưng nếu sơ ý để bò  xổng chuồng chúng sẽ phá nát  vườn rau một cách mau lẹ.  Còn nói về các loại cây trái Á  đông thì chị đã trồng thử các loại  như: mít, nhãn v.v... nhưng cây còi  tẹt không ra trái, đây là loại cây có  thân cây rất lớn nên không thể áp  dụng phương pháp trồng trong nhà  kiếng. Đành chịu thua.  Sau những lần tiếp xúc, chúng  tôi còn nhận thấy ở anh Nguyễn  Minh Sang có nhiều đức tính thật  đáng quý mà chúng ta khó tìm thấy  ở một số những người thành công  khác, đó là sự khiêm nhường và tình yêu dân, yêu nước.  

   Theo chỗ chúng tôi biết, trước khi tình hình thế giới  nói chung, tình hình Việt Nam nói riêng, có những biến  đổi quan trọng, anh Nguyễn Minh Sang đã đưa ra dự án  xây cất một ngôi làng Việt Nam trên khu đất của anh,  bao gồm 250 căn nhà, một nhà thờ do các cha dòng  Đồng Công phụ trách, đài Đức Mẹ, Trung tâm Văn  Hoá, nghĩa trang v.v... nhà sẽ bán rẻ để đồng hương có  thể tập trung, sống quây quần đùm bọc lẫn nhau, từ đó  sẽ bảo tồn và phát huy được những tinh hoa của nền  văn hoá và truyền thống cao đẹp của Việt tộc.  Mặc dù dự án trên của anh Sang hiện tạm ngưng để  chờ tình hình rõ rệt của quê mẹ, nhưng như vậy không có nghĩa là anh bỏ cuộc, không tiếp tục giúp đỡ đồng  bào ruột thịt. Ngoài những đóng góp vật chất vào các  công tác xã hội anh đã có sẵn một kế hoạch thứ hai để  góp phần vào việc tái thiết tổ quốc khi có tự do dân chủ  thực sự, anh sẽ bán hết đất đai, nhà cửa, đem cả sự  nghiệp về tạo dựng một ngôi làng kiểu mẫu tại Việt  Nam. Cao thượng thay cho những con người biết từ bỏ  cuộc sống vinh thân phì gia để lo tiếp giúp đồng chủng,  và làm đẹp quê mẹ.  

 

» Related Articles: