HỐI LỘ Ở CÁC NƯỚC, VẤN NẠN KHÓ GIẢI QUYẾT Posts by : STEVE THAI

   Những cường quốc xuất cảng như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ được xếp vào những nước có các công ty hay đưa hối lộ nhất khi kinh doanh ở nước ngoài.

   Đó là kết quả nghiên cứu mới đây của Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International - TI) có trụ sở tại Đức. Chỉ số người đưa hối lộ   (Bribe Payers Index - BPI) năm 2006 mà TI đưa ra được dựa trên phản hồi (feed-back) của hơn 11,000 nhà kinh doanh, ở 125 nước.

   Nussbaum, giám đốc của TI nhấn mạnh rằng  nạn hối lộ ở các nước vẫn phổ biến bất chấp luật chống hối lộ quốc tế. Xem ra, với những nước có lượng xuất cảng lớn, chẳng hạn như Trung Quốc, những nỗ lực chống tham nhũng một cách quyết liệt trong nước lại thất bại khi mở rộng ra ngoài biên giới.

   Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang cố gắng để gia nhập EU từ một năm trước hẳn đau đầu với kết quả mà TI đưa ra. Quốc gia này đã thông qua hiệp định về chống tham nhũng của OECD (Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế) và cho thực thi hiệp định này từ năm 2003. Phải vài năm nữa, Thổ Nhĩ Kỳ mới có thể gia nhập EU và trong suốt những năm chờ đợi này có một số vấn đề quan trọng mà đất nước này cần khắc phục, trong đó có nạn đưa hối lộ cho các nước khác.

   Nạn đưa hối lộ đang làm hạn chế những nỗ lực của các quốc gia đang phát triển muốn thẳng tay với tệ tham nhũng, gây nên một vòng luẩn quẩn quanh sự đói nghèo. 

   Mặc dù Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là những “kẻ phạm tội” nặng nhất trong bản nghiên cứu, TI cũng lưu ý cả  trường hợp Ý và Pháp. 

   Ngược lại, các nước Thụy Sỹ, Thụy Điển và Australia đứng đầu trong số các quốc gia có các công ty kinh doanh “ignore” nhất với hối lộ. Anh xếp ở vị trí thứ 6 còn Mỹ đứng ở vị trí thứ 9.

   Ngoài ra, TI cũng nhấn mạnh Trung Quốc, Ấn Độ và Nga nên tự nguyện áp dụng các điều khoản chống tham nhũng trong hiệp ước của các nước OECD và khuyến cáo rằng các nước đang phát triển đang phản đối mạnh mẽ việc các công ty nước ngoài đưa hối lộ tại đất nước của họ.

» Related Articles: