5 MÔ HÌNH CEO LÝ TƯỞNG Posts by : STEVE THAI

   Một CEO (giám đốc điều hành) lý tưởng, theo Jason Jennings, tác giả một số cuốn sách bán chạy nhất viết về kinh doanh, là người không chỉ biết đến lợi nhuận của công ty mà quan trọng hơn cả là người biết đặt công ty , quyền lợi của nhân viên lên trên bản thân mình và sẵn sàng làm những việc chân tay của một công nhân tầm thường.

   Bước vào thế giới kinh doanh từ năm 13 tuổi, Jason Jennings đã trải qua gần 30 năm kinh doanh chương trình phát thanh địa phương, từng nổi tiếng khắp nước Mỹ với chương trình "Teen Time With Jason Jennings". Qua tuổi 40, bỗng nhiên  Jennings cảm thấy hụt hẫng, thấy thiếu cái gì đó thật vô hình và xem thế giới kinh doanh trở nên tệ hại. Thế là, ông bán đài phát thanh, rũ bỏ tất cả để đi...tu. Thế nhưng, Jennings cũng không trụ lâu trong nhà thờ. Rút cuộc, nhờ lời khuyên của một chuyên gia thần học, Jennings đã thay đổi hẳn. Hầu như tất cả những giá trị tầm thường trước đây đã được ông thay thế bằng những ý tưởng mới về giá trị nhân văn, đạo đức và sự bền vững trong kinh doanh mà một CEO cần phải tu luyện để có thể tồn tại được lâu.

   Năm nay 50 tuổi, Jennings đã thực hiện 3 quyển sách về các triết lý mới của mình, trong đó đáng chú ý nhất là quyển thứ  3 xuất bản vào tháng 5.2005, tựa đề "Think Big, Act Small: How America,s  Best Performing Companies Keep the Startup Spirit Alive" (Tạm dịch : "Suy nghĩ lớn, hành động nhỏ: Bí quyết giữ vững khí thế ban đầu của các công ty tốt nhất nước Mỹ"). Điều đáng ngạc nhiên là, những công ty "tốt nhất" theo ý tưởng của Jennings lại nằm "ngoài vùng phủ sóng" của giới truyền thông, giới quan sát và phân tích kinh tế.Và Jennings đã đúc kết được 5 hình mẫu CEO lý tưởng của những công ty tốt nhất đó.

   1. Đặt công ty lên trên bản thân
   Mặc dù là nhà sáng lập kiêm CEO Công ty phân phối thực phẩmDot Foods trị giá 1.57 tỷ USD, song Pat Tracy lại không như các CEO khác. Ông không bận tâm về ngôi nhà mình ở lớn hay nhỏ, đẹp hay không đẹp, mà chỉ chú tâm vào việc bảo đảm công ty hoạt động tốt vì lợi ích của những người khác. Ông muốn giúp một anh thủ kho nghèo trong công ty lấy được bằng đại học và kiếm được 150,000 USD/năm. Còn Jim Goodnight, CEO của viện SAS (chuyên sản xuất phần mềm gián điệp} thì cho rằng, điều hành doanh nghiệp là một công việc mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều so với việc chỉ lo tính toán quay vòng cash flow.

   2. Đừng ngại “bẩn tay”
   Năm 2005, một đài truyền hình ở Mỹ đã thực hiện chương trình: “Now Who,s Boss?”. Trong đó, một CEO sẽ dành vài ngày trong năm để làm những công việc nặng nhọc nhất của công nhân. CEO của một tập đoàn khách sạn lớn, sau khi tham gia chương trình này đã ngộ ra ý nghĩa to lớn và tuyên bố, ông sẽ yêu cầu các giám đốc cao cấp trong tập đoàn dành ra mỗi người một ngày trong năm để làm những công việc nặng nhọc của công nhân.

   Jennings, qua nghiên cứu thực tế cho rằng, những việc đó thực ra đã và đang diễn ra hàng ngày tại các công ty, chỉ có điều nhiều người không để ý và phát hiện ra. Chẳng hạn, CEO Cliff Hudson của Nhà hàng Sonic Drive-In cho biết, các nhóm trưởng bộ phận của ông đều dành ít nhất một nữa thời gian làm việc, xắn tay áo vào bếp để tìm ra những thực đơn mới. Robert Silberman, CEO của Strayer University vẫn thường xuyên đứng lớp mỗi học kỳ, nhưng tuyệt nhiên không cho sinh viên biết ông là CEO của trường nhằm bảo đảm việc dạy và học đạt hiệu quả nhất. Còn Jim Cabela, nhà sáng lập công ty bán lẻ Cabela,s  có trị giá 1.59 tỷ USD thì luôn làm việc đến 12 giờ/ngày để trả lời thư khiếu nại khách hàng còn tồn động.

   3. Sẵn sàng dẹp bỏ cái cũ
   Một trong những điểm nổi bật của các CEO qua nghiên cứu của Jennings là, họ có đủ bản lĩnh quyết đoán để sẵn sàng dẹp bỏ những mặt hàng hay những qui trình đã lỗi thời, kém hiệu quả. Chẳng hạn, mỗi năm công ty Koch Industries tiến hành một lần thẩm định giá trị từng đơn vị kinh doanh của mình (Koch Industries có tất cả 100 đơn vị). Nếu giá trị hiện tại của một đơn vị (lợi nhuận trên vốn và cổ phiếu) nhỏ hơn giá trị thật sự của thị phần tương ứng với đơn vị đó, thì công ty sẽ bán nó đi. Charles Koch, ông chủ của công ty cho rằng, đây là phương pháp tốt hơn việc dây dưa, kéo dài hoạt động của những đơn vị kém hiệu quả.

   Ở Medline Industries, người ta có thể vừa sáng tạo mặt hàng mới mà vẫn duy trì được mặt hàng trọng yếu. Họ làm cách nào?  CEO Charles Mills tiết lộ "bí quyết" là thực hiện những dự án nhỏ nhằm tránh dàn trải lực lượng cho quá nhiều dự án lớn, một khi thất bại dễ gây tổn thất nặng cho công ty.

   4. Cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn với chiến lược lâu dài
   Tracy (Công ty Dot Foods) cho rằng: "Khối lượng là viễn vông, lợi ích thiết thực mới là điều sáng suốt và chúng tôi quan tâm vào lợi ích thiết thực hơn vào sự viễn vông". Điều đó có nghĩa, trong thực tế nhiều công ty có quá nhiều dự định to tát đến nỗi họ quên chú ý vào mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn. Chẳng hạn, một chuỗi cửa hàng bán lẻ ô tô cần hình dung mức độ phát triển số lượng cửa hàng vừa phải trong thời gian hai năm thì hiệu quả và chắc chắn hơn thay vì phải nhất nhất theo đuổi chiến lược quá dài trong 5-10 năm.

   5. Tránh ra vẻ ”ta đây”
   Tất cả chúng ta đều biết cách noi  gương thần tượng của mình . Một CEO tự cao tự đại, thích khoa trương , luôn thích được các phụ tá vây quanh để anh ta an tâm với cảm giác mình to lớn, quan trọng và các phụ tá kia cũng thích được như thế. Những CEO theo tiêu chuẩn nghiên cứu của Jennings đều ý thức rõ điều gì sẽ xảy ra nếu họ điều hành công ty không tốt. Vì vậy, họ luôn chú tâm tìm hiểu kỹ từng chi tiết nhỏ nhất của công ty trước khi bước lên địa vị quản lý quan trọng nhất. Hudson đã từng quan sát Nhà hàng Sonic không sót một chi tiết. Brian Devine, CEO của công ty Petco, góp phần gầy dựng nên công ty Toys "R" Us, từng để ý tình trạng vô tổ chức  của Wal- Mart trước khi lên làm lãnh đạo Petco. Chân lý nằm ở chỗ, mỗi lần ta bị cháy ria mép do bật quẹt gas không cẩn thận, chắc chắn chúng ta sẽ không để chuyện đó xảy ra nữa.

» Related Articles: