HỆ THỐNG DỰ TRỮ LIÊN BANG Posts by : STEVE THAI

   Hệ thống Dự Trữ Liên Bang (The Federal Reserve System) thường gọi là the Fed là cơ quan giám hộ tiền tệ Quốc gia. Nó đóng một phần vai trò trách nhiệm gìn giữ cho nền kinh tế được vững mạnh.

   Quỷ bang điều hành thường xuyên công việc ngân hàng của Chính phủ Hoa Kỳ nhận vào tiền ký quỹ các khoản đóng thuế từ xí nghiệp cho an sinh thất nghiệp, thuế thu nhập cũng như các khoản thuế Liên bang về rượu, thuốc lá, xăng dầu và  dịch vụ thiết yếu như là hệ thống điện thoại. Cũng như được uỷ thác thanh toán những khoản chi của Chính phủ cho An sinh Xã hội  (Social security), chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người già (Medicare), trả những lãi suất của Hối phiếu Kho bạc (Treasury bills or T-bills), Khế ước ( Notes) và Trái phiếu (Bonds).

   Ở điểm này một vài bạn có thể có câu hỏi tò mò về Hối phiếu Kho bạc Khế ước và Trái phiếu; Xin Các bạn vui lòng tiếp tục đọc thêm, bởi vì cho đến nay mục đích chính của chúng ta là đang dần dần tích luỷ " Hệ thống cấu trúc tổng quát " chứ chưa vào chi tiết cụ thể. Chúng ta sẽ bàn các phương tiện chứng khoán đó ở những đề tài sau này.

   Trong việc kiểm soát dạng thức và đường hướng kinh tế, the Fed nắm giữ  bảy vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính.

   1- Chính sách tiền tệ:
   The Fed kiểm soát việc lưu thông tiền bạc nhằm mục đích tiến tới nền kinh tế ổn định, giá cả  thường xuyên ổn định,giảm thiểu thất nghiệp. 

   2- Chủ Ngân hàng (Banker):
   QDTLB duy trì những tài khoản Ngân hàng đối với Kho bạc Hoa Kỳ và nhiều chi nhánh Đại lý Chính phủ. Tiền quỷ được nộp vào và rút ra tương tự cách  mà bạn dao dich tại Ngân hàng riêng cũa bạn, nhưng chỉ khác là với số lượng lớn hơn; Trên 80 triệu tấm ngân phiếu Kho bạc được viết mỗi năm.

   3- Người cho vay (Lender):
   Nếu Ngân hàng nào cần thiết mượn tiền có thể đến Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Federal Reserve bank). Lãi suất mà the Fed tính với Ngân hàng được gọi là Lãi suất chiết khấu (Discount Rate). Các chủ Ngân hàng không thích vay tiền từ  Federal Reserve System vì có thể có những đề nghị khó khăn. Do họ có thể vay rẻ hơn từ các Ngân hàng khác.

   4- Kiểm toán viên (Auditor):
   The Fed theo dõi những công việc kinh doanh và kiểm toán những hồ sơ ghi chép của tất cả những Ngân hàng trong hệ thống của Federal Reserve System. Đặc biệt quan tâm đến việc tuân thủ những phép tắc dành cho Ngân hàng và tiêu chuẩn yêu cầu đối với các nợ vay.

   5- Phát hành tiền ra:
   Khi tiền bị hao mòn hoặc bị rách , the Fed lấy những tiền này ra khỏi luồng lưu thông và uỷ nhiệm việc thay thế chúng, Sau đó Kho bạc sẽ in tiền giấy mới hoặc đúc tiền kẽm mới để thay thế.

   6- Người giám hộ (Guardian):
   Tại Hoa Kỳ  Vàng dự trữ được cất giữ  trong hầm ở Ngân hàng Dự trữ Liên Bang New York _ vào khoảng 10 ngàn tấn vàng. Là nơi cất giữ lượng vàng lớn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới mà ai cũng biết. Trong số  nhiều nhiệm vụ đó, the Fed còn phải điều hành hàng tỉ ngoại hối được trao đổi với các Quốc gia khác.

   7- Người quản lý (Administrator):
   The Fed cũng là một Ngân hàng Hối đoái Quốc gia (National Clearing House) về các Ngân phiếu. Nó tạo thuận lợi cho việc chuyển 
khoản hàng năm  hơn 15 tỷ thương vụ  được nhanh chóng và chính xác 

   Như các Quốc gia khác, Hoa kỳ có Ngân hàng Quốc gia. Nhưng Hệ thống Dự trữ Liên bang không phải là một Ngân hàng, mà có tới 12 Ngân hàng riêng rẽ và điều hành bởi 7 thành viên trong Hội đồng Thống đốc phân bố khắp trong Nước - San Francisco, Dallas, Kansas City, Mineapolis, Chicago, St.Louis, Atlanta, Cleveland, Richmond, Philadelphia, Boston và New York.

   Vào khoảng phân nửa các Ngân hàng trong Nước là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Còn tất cả những Ngân hàng Quốc gia đều phải trực thuộc Federal Reserve System, và còn những Ngân hàng được thừa nhận có đủ tư cách bởi Tiểu bang (State-chartered banks) nếu hội đủ những tiêu chuẩn tài chính của the Fed quy định.

   Một điều cần phải hiểu rõ không mơ hồ là Federal Reserve System (or the Fed) thì không phải là FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation- Công ty Bảo hiểm Liên bang có ký quỹ bảo chứng). Công ty Bảo hiểm FDIC bảo đảm đền bù những tổn thất đối với Ngân hàng đã ký quỹ nếu Ngân hàng họ vướng vào những khó khăn về tài chính. FDIC không có kiểm soát các nhà ngân hàng.

   Tầm quan trọng của buổi họp và việc tuyên bố quyết định của the Fed như thế nào, bạn có thể xem trên đài CNBC hoặc CNN, trong khi đó toàn bộ thị trường chứng khoán hầu như ngừng hoạt động hẳn và những nhà đầu tư lớn nín thở và lắng nghe những tin nay.

   Có nhiều chi tiết hơn về Federal Reserve System làm việc và kiểm soát lưu lượng tiền tệ ra sao, chúng ta sẽ thảo luận thêm trong đề tài kế tiếp.

» Related Articles: