Thành phố Quebec đã chào đón chúng tôi bằng những cơn mưa tầm tã, khi nhỏ hạt, khi nặng hạt. Bầu trời âm u cộng thêm những cơn gió hơi se lạnh đã làm chúng tôi tưởng nhớ đến một Đà Lạt ở quê nhà hay một góc phố nào đó ở Paris, ở Hamburg hay ở Amsterdam…Những thành phố Au Châu mà chúng tôi đã có dịp đi qua và đã để lại trong chúng tôi rất nhiều dấu ấn, rất nhiều kỷ niệm. Đây là lần thứ hai chúng tôi đến thăm Quebec, cũng vẫn những lâu đài cổ tích, những con phố hẹp, những đoạn đường dốc khúc khuỷu bên cạnh các quán cafe vỉa hè xinh xắn. Lần này thì thành phố vắng người hơn, có vẻ buồn bã hơn dưới con mưa nhưng ngược lại dưới mắt chúng tôi Quebec bây giờ rất dễ thương và đầy tính lãng mạn. Mưa làm cho các mái nhà xanh đỏ thêm bóng bẩy, mưa làm cho các con đường lát gạch thêm tình tứ, mưa làm cho nét rêu phong trên bờ thành cổ thêm huyền thoại. Mưa vẫn tiếp tục rơi , các đôi tình nhân đi dưới cơn mưa khép nép gần nhau hơn và cuối cùng thì mưa đã gây trở ngại cho chúng tôi rất nhiều mỗi khi muốn bấm máy ảnh để ghi lại một vài kỷ niệm.
   Sau bao ngày chờ đợi cho chuyến chụp ảnh lá vàng ở Colorado rồi cũng tới. Tối thứ sáu ngày 6-10-06 chúng tôi tập trung tại nhà anh Dự, ngoại trừ những người có nhà nằm trên lộ trình đi, sẽ được đón để tránh không đậu xe nhiều ở nhà anh Dự vì không có nhiều chỗ đậu xe. Chúng tôi gồm có: anh chị Dự, anh Đức, anh Hà và hai đứa chúng tôi (hội VPAS), anh Hòa (hội ảnh Trung Hoa), anh Đô (hội ông Thanh) và anh Cần (HAVN)    Chúng tôi tới nhà anh Dự khoảng 8 giờ tối. Gặp chị Dự đang hàn huyên tâm sự với chị Tùng (phu nhân anh Hòa đưa anh Hòa tới rồi lái xe về). Còn các anh Hòa, anh Cần, anh Hà, anh Dự đã đi lấy xe, khoảng nửa giờ sau các anh về với chiếc xe Van mới thuê của hãng Avis. Vì không để ý nên chiếc xe mới thuê không có bảng số xe nên mọi người lo chất hành lý lên xe rồi trở lại nơi thuê xe đổi chiếc xe khác, tránh rắc rối dọc đường... gần 10:20 tối mới lo xong thủ tục đổi xe và chuyển hành lý qua xe mới đổi, rồi chúng tôi trực chỉ tới nhà anh Đô và anh Đức đón hai anh. Sau đó chiếc xe bon bon trên đường thiên lý qua tài lái xe kinh nghiệm xuyên bang của anh Hòa. Trên đường đi mọi người nói chuyện vui như ngày tết, cũng vì thế mà quên đi quãng đường dài.
    Đi săn ảnh những thắng cảnh nổi tiếng ở Mỹ, Việt Nam và Trung hoa riết rồi cũng chán, như ăn cơm tiệm mãi rồi chỉ thèm đĩa rau muống luộc với qủa cà. Hôm may chúng ta có dịp theo bước anh Dean Trần đến  một xứ lạ ít người biết đến và ở một vùng thật xa xăm: Quốc gia Uzbekistan.   Uzbekistan là một quốc gia hẻo  lánh, nằm phía trên Agfakistan, gần biên giới với Nga, Trung Hoa và Mông Cổ . Thế kỷ thứ 13, Nhà Nguyên  chiếm đóng phần đất này trên đừơng đi xâm lăng Ba Tư (Iran). Quân Mông Cổ có thói quen sau khi chiếm được phần đất nào thì giết hết những đàn ông con trai của giới cai trị ở thành phố đó và vị tuớng chỉ huy - thường là  một A-Kha (Hoàng Tử) - ở lại điều hành. Chính sách này giúp cho quân Mông cai trị cả thế giới mà không sợ bi lật đổ, tuy nhiên máu huyết của người Mông Cổ quá ít, các thế hệ vua chúa   cai trị về sau đều bị đồng hoá với dân bản xứ. Hai thế kỷ sau, quân Ba Tư  -vua chúa Iran cũng là hậu duệ  của Mông Cổ - đuổi quân Mông ra khỏi Uzbeskistan, cai trị xứ sở này cho đến đầu thế kỷ 20.
   Khi lớp phấn vàng của các cây xoài, tùng, bách phủ kín đường đi, xe cộ, khi tiếng trẻ ho gà vang lên trong xóm, trong chợ búa, lớp học, khi nước mắt, nước mũi cứ tuôn ra cầm chẳng đặng như khi nghe tin người yêu lên "xe bông" về nhà người, là lúc  các nghệ sĩ nhiếp ảnh VPAS như tỉnh giấc nồng, vội ra đón Xuân đầu ngõ.   Mùa Xuân là mùa của nghệ sĩ (nhiếp ảnh), của hương phấn, của giai nhân, người đẹp và hoa ai đẹp hơn ai? Cũng như mọi lần, để đón mừng Xuân, các anh chị em trong hôi ảnh VPAS bắt đầu bằng chụp ảnh đốt pháo múa lân, đi hội chợ Tết nghe và ngắm La Sương Sương  xinh xắn với những bản nhạc vui nhộn. Năm nay xác pháo rời rạc  ít hẳn đi, La Sương Sương đã là người thiên cổ, để lại những thương tiếc bâng khuâng trong lòng khách mộ điệu. Xuân đến rồi Xuân đi, nhưng đã là người đam mê trong nhiếp ảnh chúng ta không bao giờ quên được lời gọi chào của mùa Xuân, một thông lệ trở thành truyền thống từ hơn 20 năm nay: Đi chụp hoa Blue Bonnet mỗi độ Xuân về.
   Khi những cơn gió lành lạnh thổi qua Houston, báo hiệu mùa thu đến, hội ảnh VPAS - Houston cũng thường có những sinh hoạt nhiếp ảnh của mùa thu, ngoại trừ những chuyến đi hàng năm chụp lá vàng ở miền Bắc, đi Colorado chụp rừng cây Aspen vàng ánh, hoặc đến Lost Maples chụp lá đỏ maples của mùa Thu Texas, thì Texas Renaissance Festival (RenFest) là một dịp để các nghệ sỹ Nhiếp ảnh thi thố tài nghệ ở sân nhà. Quanh năm các Nhiếp Ảnh Gia đã chụp ảnh phong cảnh, tĩnh vật, hoa hoè, sâu bọ, đường phố tận tình,… riết cũng chán - bây giờ có dịp chụp các kiều nữ tóc vàng mắt xanh một cách thoải mái vô tư lự.   Texas Renaissance Festival nằm ở quận Montgomery cách Houston về phía Bắc khoảng 40 dặm. Chúng tôi đến RenFest vào sáng sớm, tay xách nách mang với máy ảnh, chân một càng, túi dết. Đối với một nhiếp ảnh gia, lần đầu đến thăm viếng RenFest thì cái gì cũng lạ, một thành phố cổ tưng bừng với xiêm y lộng lẫy của thời Trung cổ thế kỷ 16, từ ông lão đầu tóc bạc phơ, nghiêm nghị đến em bé phúng phính má bèo (mabelle), đến những cô gái xinh đẹp trong những bộ quần áo ít vải, ngay cả những khách thưởng ngoạn, nhiều người cũng diêm dúa với quần áo thời vua ăn chơi Henry the Great.
   Theo Quốc lộ 4 chúng  tôi về thăm Kiên Giang. Kiên giang là một tỉnh cực Nam của Việt Nam cách Sàigon khoảng 240 cây số , Chiếc xe đò đưa chúng tôi trở về quê hương nơi chôn nhau, cắt rốn, lần đầu tiên sau 30 năm xa cách.   Chiếc xe đò băng  ngang qua cổng Tam Quan, nay đã được tân trang, sơn phết màu vôi mới, như chào mừng quý khách. Giống như các tỉnh miền Tây khác, Kiêng Giang không phải là điểm lý tưởng để săn ảnh,  không có những suối đồi óng mướt, những cô sơn nữ duyên dáng xinh đẹp, tắm gội, cợt đùa  bên suối như những tỉnh trung nguyên Việt Bắc xa xôi, cho lữ khách để quên cả con tim ngậm ngùi. Tuy nhiên,  Kiên Giang được coi như  một tỉnh có nhiều thắng cảnh nhất miền Nam Việt Nam, chúng tôi muốn nói đến Hà Tiên, Phú Quốc là những địa danh nổi tiếng miền Nam, chỉ cách Kiên Giang vài chục cây số và nhất là hòn Phụ Tử, một thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Tiên mà mới đây đã làm sôi nổi đồng bào hải ngoại khi hòn Phụ đã bị sập một nửa xuống biển.
   Chuyến du hành 10 ngày về thăm Quê Hương Mến Yêu  đã chấm dứt, từ giã Bến Gio, chúng tôi đi doc theo con đường ven biển, trở về Hà Nội. Qua phà Hải Phòng, thấy sự phồn thịnh của thành phố cảng,  chúng tôi bâng khuâng   với những  cảm nghĩ vui buồn lẫn lộn,  vì chẳng bao lâu nữa, những cầu tre, cầu khỉ, nhà sàn  ở những buôn bản nghèo sẽ không còn nữa, thay vào đo  là những nhà hộp xây cất theo kiểu hiện đại, cầu sắt hoặc cầu xi măng. Xe bò hoặc xe ngựa được thay bằng xe "công nông".   “Ra đường sợ nhất Công Nông”   “Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì”   Thấy chúng tôi ngơ ngác, anh hướng dẫn viên giải thích Xe Công Nông là loại xe chế tạo bởi các anh thợ rèn chuyên nghiệp, xe chế từ sắt phế thải  và dùng  máy bơm nước cho động cơ,  những căn bản về an toàn điều hành gần như không có hoặc sơ sài, cho nên khi thấy xe công nông, mọi người đã phải tránh né từ xa để khỏi bị đụng.  Đi làm lao đông đã mệt nhọc, ra đường phải ngóng xe công nông, về tới nhà thấy vợ tình xuân phơi phới, anh chàng thiếu may mắn này phải kinh hoàng bở vía là đúng lắm rồi. Nghe lời nói khôi hài của anh, mọi người bật cười quên cả đường xa mệt nhọc.
   Sống ở Texas có thể nói là tâm điểm của nước Mỹ, đối với các nhiếp ảnh gia VN, miền Tây vẫn là vùng của săn ảnh đầy hứa hẹn. Miền Đông của nước Mỹ không có những phong cảnh thiên nhiên, hùng vỹ, hoang sơ, nên đối với một số nghệ sĩ, ngoại trừ những chuyến đi chụp cảnh lá vàng, miền Đông không có sự thu hút gọi mời như vùng viễn Tây hoang dã. Trong loạt bài viết về miền Tây, hội ảnh VPAS xin mời các bạn đến thăm viếng những địa danh nổi tiếng về nhiếp  ảnh của miền Tây qua ống kính của các nhiếp ảnh gia VPAS.     Chiếc xe vừa ra khỏi Houston vài tiếng đồng hồ chúng tôi bắt đầu thấy sự bao la bát ngát của thiên nhiên. Trời tháng Ba vẫn còn lạnh, nắng xe vàng của buổi sáng chớm Xuân, kéo những bóng đổ của hàng cây thành những vệt sáng thật đẹp. Chúng tôi khởi hành từ sáng sớm, 3 giờ sáng để sáng hôm sau có thể chụp White Sand National Monument lúc rạng đông. Bảy người chen vào một chiếc xe van nhỏ, hành lý chèn chung quanh chật ém. “Not exactly a vacation” tôi tự nghĩ, nhưng mọi người chung quanh ai cũng hiểu, trong mỗi chuyến săn ảnh, 60% đựơc coi như  là chuyến đi du lịch tham quan, còn lại 40% mới là chuyện săn ảnh thật sự.
   Sáng tinh sương, một khu buôn bán thương mại nhộn nhịp trên sông được hình thành, náo nhiệt tới đêm và khuya thì trở lại là một vùng mênh mông sông nước. Đó chính là hình ảnh của chợ nổi - một hình thức giao thương kỳ thú và rất lãng mạn chỉ thấy có ở vùng châu thổ Cửu Long, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.    Chợ nổi họp suốt cả ngày, tuy nhiên buổi sáng là đông đúc và sôi động nhất. Hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ từ các nơi quanh vùng đổ về, đi lại, luồn lách như mắc cửi. Hàng hoá ở chợ nổi có đủ loại, chất đầy trên ghe, nhiều nhất là hoa quả và những sản vật vùng sông nước như tôm cá, rau củ, bông súng…Mối chiếc ghe đều là một gian hàng mà các chủ ghe đều muốn hàng hoá của mình thu hút khách hàng một cách marketing nhất. Vì thế, đập vào mắt người mua trước hết là những thứ hàng mẫu hay những biển hiệu quảng cáo lủng lẳng trước mũi ghe thuyền.     Không chỉ có hàng hoá, chợ nổi còn có đủ các dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu thường ngày của mọi người như ăn uống, may vá, hớt tóc…Có cảm giác, mọi thứ có thể diễn ra ở đất liền thì đều có thể tồn tại ở vùng sông nước mênh mông nơi mà mọi con thuyền vừa là mái nhà vừa là phương tiện kiếm sống.
   Giã từ vùng nắng ấm White Sands National Park, các anh em nghệ sỹ nhiếp ảnh  háo hức  qua Colorado, để thăm rặng San Juan. San Juan là một  rặng núi hùng vĩ, có đến 14 đỉnh cao trên 14,00 feet. Chúng  tôi đã ghé thăm San Juan nhiều lần vào mùa thu để chụp cảnh lá vàng của rừng  aspen trên triền núi.   Nhưng bây giờ là đầu tháng Ba,  vẫn còn là mùa đông lạnh giá, tuyết phủ trắng xóa đường đi, chỉ có những kẻ "điếc không sợ súng" như chúng tôi mới lặn lội từ Houston đến săn ảnh. Đi săn ảnh Colorado vào mùa Thu hoặc mùa Hè thì  thường quá, ảnh ai cũng giống hệt nhau, chỉ có mùa Đông, với tuyết phủ đầy rặng San Juan thì may ra hình mới lạ. Đài khí tượng loan báo vài hôm nay, một trận bão tuyết khổng lồ sẽ thổi qua Utah Colorado trong vòng mấy ngày nữa, làm mọi người ai cũng lo ngại, tuy nhiên trong cái lo cũng có những cái hồi hộp, rộn ràng  vì cả bọn, chưa có ai có dịp đi săn ảnh vùng đồi núi cao nguyên vào những tháng mùa Đông giá buốt.   Nói cho đúng, đây là một chuyến đi đầy nguy hiểm, các anh em nghệ sỹ nhiếp ảnh chẳng ai có kinh nghiệm lái xe trên tuyết, nhất là qua những đường đèo quanh co, cao trên 10,00 feet.
   Bãi Gio là địa điểm cuối cùng trong chuyến đi 10 ngày Về Thăm Quê Hương Mến Yêu của anh em nghệ sỹ Nhiếp Anh. Từ tờ mờ sáng chúng tôi đã đến Bãi Gio, - một khoảng cách ngắn từ khách sạn. - mà chợ đã đông người. Đây là một chợ cá nổi, ngoài khơi, các tàu lớn đánh cá đã hạ neo, các tay buôn chèo những thuyền nan nhỏ ra mua hải sản rồi mang vào bến bán kiếm lời.  Vịnh Hạ Long là nơi có nhiều loại tôm cá sò ốc nhất trên thế giới. Với tài nguyên phong phú, đa dạng, không tìm thấy ở nơi khác, vịnh Hạ Long đã có tên trên danh sách của "World Heritage".    Bến Gio sẽ bị giải toả, san bằng  trong vòng vài tháng tới, để nhường chỗ cho một trung tâm du lịch vĩ đại trên vịnh Hạ Long. Chen chúc trong chợ cá chúng tôi thấy nhiều loại cá lạ, ngoại trừ loại cá nhỏ, tạp nhạp, những loại cá lớn đều rất mắc, không kém giá cả bên Mỹ. Có những phụ nữ,  son phấn   thời trang,  thoăn thoắt chèo thuyền nan ra khơi mua cá, có lẽ họ là chủ những khách sạn, quán ăn ở Hà Nội.   Mặt trời chưa lên,  chúng tôi len lỏi vào đám đông để quan sát sự sinh hoạt của kẻ chợ. Dĩ nhiên, khi bước vào  hàng tôm hàng cá,  chúng tôi cũng đã  dự đoán sẽ nghe những câu nói tục tĩu, bậy bạ khắp chợ.
   Theo lịch trình của chuyến đi 10 ngày về thăm quê hương,  vịnh Hạ Long là chặng cuối cùng của chuyến hành trình,  Năm năm về trước, tôi đã ghé thăm vịnh Hạ Long, Từ Hà Nội, lên Hải Phòng, đáp thuyền xuống Hòn Gai, rồi thuê thuyền lênh đênh  trên vịnh Hạ Long. Nhưng chuyến đi này thì khác, từ Lạng Sơn, chúng tôi đến Cẩm Phả ngủ qua đêm, sáng hôm sau  mới thuê  thuyền và người mẫu đến Bái Tử Long . Cẩm Phả là một thành phố có nhiều mỏ than lộ thiên, hàng nghìn thế kỷ trước, một trận động  đất  khổng lồ chôn vùi những cánh rừng già xuống sâu trong lòng đất,  ở đó sức nén và sức nóng biến rừng cây thành than đá. Chu kỳ này được lập lại nhiều lần, tạo thành một vùng đất có lượng than đáng kể, sau cùng, sau đó, một trận động  đất cuối cùng đẩy những quặng than đá  sâu dưới lòng đất  thành những đồi núi của vùng Cẩm Phả ngày nay.   Chúng tôi đi ngang qua thành phố, nhà cửa , phố xá, cây cối đều được phủ lên một lớp bụi than đen mỏng, sinh hoạt phố xá vẫn bình thường, có lẽ vì miếng cơm manh áo người ta đã quên đi sự nguy hiểm khi hít thở lớp bụi than hàng ngày.
   Từ  Cao Bằng,  phái đoàn nghệ sỹ nhiếp ảnh băng qua Thất  Khê , Đồng Đăng để nghỉ đêm ở Lạng Sơn. Chiếc xe chạy đều đều,  dọc theo dòng sông Kỳ Cùng sát biên giới Việt Hoa. Hai bên dòng sông, những ruộng vườn, thôn xóm hiền hoà khoe mình trong nắng rực rỡ, những rặng tre xanh kẽo kẹt uốn mình theo cơn gió nhẹ. trông thật yên bình,  Chúng tôi ngừng xe lại ở một khoảng đường vắng để chụp dòng sông. Sông Kỳ Cùng là một dòng sông duy nhất ở Việt Nam lại chảy ngược về Tàu. Tất cả những dòng sông khác ở miền Bắc đều chảy về cội nguồn , về Việt Nam rồi mới ra biển. Có lẽ vì lý do đó cho nên đôi khi người ta còn gọi sông Kỳ Cùng là Sông Ngô (sông của người Tàu).   Đi đến Đồng Đăng, chúng tôi nhìn thấy sự   phồn thịnh về thương mại của thành phố biên giới. Bên kia đường chiếc cổng lớn qua Trung Quốc, dân chúng hai bên đi qua lại tấp nập. Bên này sông là chợ Kỳ Lừa,   người mua kẻ bán đông đúc. Đồng Đăng, tên nghe cũng hay hay, và thật quen thuộc.
   TS: Ông Trần trọng Cường là Hội trưởng của hội ảnh Vietnam Photographic Art Society ở Houston (VPAS). VPAS là một hội ảnh mới nhất của người Việt tại Houston nhưng đa số các hội viên đều là những nhiếp ảnh gia sinh hoạt lâu năm trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật hải ngoại. VPAS chú trọng đặc biệt  về Nhiếp Anh Nghệ Thuật , từ Đen Trắng cho đến Large Formats,  tuy nhiên  VPAS cũng khuyến khích  và huấn luyện cặn kẻ cho các hội viên  về Kỹ thuật số (Digital-Photo Shop-Pro Software) và Commercial(Studio, Fashion, Advertising etc.).   Hội Trưởng Trần trọng Cường   Hội Phó Nguyễn thị Lệ Liễu   Thủ Quỹ Phạm thị Thanh Minh.   Thư từ liên lạc xin gửi về VPAS P.O.Box 79048, Houston, TX 77279 hoặc qua Email: tranct@yahoo.com    Hồ Ba Bể là một chiếc hồ lớn nổi tiếng nhất của miền Trung Nguyên Bắc Việt.  Cơn mưa phùn của Gió Mùa Đông Bắc làm chúng tôi chuyển hướng,  thay vì ở lại Sapa, chúng tôi đi qua Thái Nguyên, Tuyên Quang tới Bắc Cạn để thăm hồ Ba Bể. Trà Thái (Thái Nguyên), gái Tuyên (Tuyên Quang)  là câu ngạn ngữ  được nhắc nhở nhiều lần trong xe.
   Từ giã Pa-So, Lai Châu cúng tôi lên đường đi Sa Pa.. Sapa, có thể nói là một Mecca cho loại ảnh phong cảnh của Việt Nam. Tất cả các chuyến đi săn ảnh ở miền Bắc, phải lấy mốc là Sapa. Tháng 2, khoảng Tết là lúc chụp mây đẹp nhất, Mây Sapa vì lạnh nên không tan mau, lại cuộn thành những cuộn tròn như bông gòn, xà thấp vào thành phố. Nếu gặp may mắn, các bạn có thể chụp những tấm ảnh, từ trên đồi cao, xuống thành phố - mây từng  lọn,  nằm cạnh những ngôi nhà nho nhỏ và tất cả được phủ bằng lớp ráng hồng của buổi sớm mai. Tháng 5  là mùa cấy, các ruộng bậc thang ngập đầy nước, phơn phớt với lớp mạ xanh, tuyệt đẹp.  Tháng 10 là tháng gặt lúa ở các ruộng bậc thang.   Chính chuyến đi 10 ngày về thăm quê hương của chúng tôi cũng lấy Sapa làm trọng tâm. Chúng tôi đã chọn tháng 10 để có dịp chụp những đồng lúa chín vàng và cũng đã dự định ở lại Sapa 3 ngày để có đủ thì giờ săn ảnh. Nhưng cổ nhân đã nói: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên".
   Sơn La là một thị trấn lớn thứ 5 Việt Nam, cách HàNội khoảng hơn 300 cây số.  Sơn La là một trong những thành phố mà chúng tôi băng qua trong chuyến du hành về thăm Quê Hương.  Sơn La không phải là một thành phố du lịch, hoặc có những thắng cảnh lôi cuốn du khách, tuy nhiên đối với các anh em nghệ sỹ  nhiếp ảnh, đi vào những vùng quê, buôn, bản hẻo lánh tìm những những nét đặc thù của miền Bắc Việt Nam để ghi nhận trên phim ảnh là một hứng khởi lớn lao.   Chúng tôi lần là vào những bản nhỏ của dân tộc Thái Trắng, bước chậm ngại ngùng  trên những cầu treo lắc lư, đi vào những nhà sàn khuất sau rặng cây cao.  Một thiếu nữ Thái mời chúng tôi vào nhà, vui vẻ ngồi gọt sắn cho các anh em nghệ sỹ Nhiếp Anh bấm máy. Bóng cô lung lay trên tường gỗ, qua ánh lửa chập chùng của bếp hồng, biểu tượng một nếp sống êm đềm, đơn giản của người sơn cước.   Con đường ra khỏi bản, băng qua một giòng sông nhỏ, thấp thoáng những cô sơn nữ đang tắm suối, họ đang gội những mái tóc dài, đen nhánh, mái tóc hất ngược trên không cho ráo nước, tạo thành những vệt sáng long lanh,  bên kia những em bé vui đùa bên giòng nước trong vắt.
   Lịch sự, trang nhã, và rất nghệ sĩ, một không gian lý tưởng để ngồi thưởng thức âm nhạc hoặc tranh ảnh nghệ thuật mà chắc chỉ có thể duy nhất kiếm được tại Houston.  Quý vị nên đến đây thử ít nhất một lần để ngồi xuống, thả hồn trong giai điệu êm dịu của âm nhạc, ngắm nhìn những hình ảnh màu sắc lạ mắt trên tường, rồi quên hết mọi ưu tư, phiền muộn trong cuộc sống xô bồ, gấp rút tại xứ sở Hoa Kỳ.   Phương Café toạ lạc tại góc đường Bissonnet và Eldrige trong một khu thương mại vừa mới xây thật khang trang và an toàn.  Quán được trang trí bởi hoạ sĩ Trương Thuận bằng những hình ảnh rất đẹp và lạ mắt.  Chung quanh các mặt tường, trần nhà, và các mặt bàn đều được sơn và phác hoạ với những pattern, và những tác phẩm nghệ thuật bằng nhiều loại mô hình khác nhau được kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau rất tinh tế.    Điều hấp dẫn ở Phương Café chính là phong cách rất riêng biệt khác hẳn với hầu hết những quán café khác không những về cách trang trí mà còn ở sự lựa chọn nhạc.  Có lẽ cũng vì người điều hành quán quá say mê âm nhạc, có sẵn máu nghệ sĩ của một người hoạ sĩ, nên muốn tạo không gian lãng mạn, tình tứ cho những người thích café đến đây để chung hưởng với mình.
đi thăm chùa Hương LTS: Ông Trần trọng Cường là Hội trưởng của hội ảnh Vietnam Photographic Art Society ở Houston (VPAS). VPAS là một hội ảnh mới nhất của người Việt tại Houston nhưng đa số các hội viên đều là những nhiếp ảnh gia sinh hoạt lâu năm trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật hải ngoại. VPAS chú trọng đặc biệt  về Nhiếp Anh Nghệ Thuật , từ Đen Trắng cho đến Large Formats,  tuy nhiên  VPAS cũng khuyến khích  và huấn luyện cặn kẻ cho các hội viên  về Kỹ thuật số (Digital-Photo Shop-Pro Software) và Commercial(Studio, Fashion, Advertising etc.). Hội Trưởng Trần trọng Cường, Hội Phó Nguyễn thị Lệ Liễu, Thủ Quỹ Phạm thị Thanh Minh.Thư từ liên lạc xin gửi về VPAS P.O.Box 79048, Houston, TX 77279 hoặc qua Email tranct@yahoo.com    Chùa Hương là một thắng cảnh cách  Hà nội 50km  mà ai ai cũng biết đến. Sáng sớm 2 cô em họ Tâm, Trang và một người bạn - bé Diệu - sinh viên năm thứ hai ngành kỹ thuật Tên Lửa (Rocket Engineering) đã đến, chúng tôi ghé qua quán cà phê trước nhà đón thêm cô hàng cà phê Nga, như vậy chuyến đi chùa Hương lần này có 4 người mẫu xinh đẹp trong 4 chiếc áo dài trắng xinh xắn.
   Chúng tôi vừa trở về được gần một tuần lễ sau chuyến du hành qua một số thành phố miền đông của Gia Nã Đại, nhân dịp đi dự đám cưới của một người cháu. Gia đình anh chị chúng tôi cư ngụ tại Windsor, một thành phố nhỏ nằm sát biên giới với Detroit thuộc tiểu bang Michigan của Hoa Kỳ. Từ Houston chúng tôi bay đến Detroit và thuê xe tại đây để đi sang biên giới. Hai thành phố cách nhau chỉ một chiếc cầu, đứng ở nước này chỉ cần phóng tầm mắt qua con sông là thấy nước kia. Thật là tuyệt diệu!. Nước Mỹ có các toà building chọc trời của các hãng chế tạo xe hơi danh tiếng.      Bên kia sông là nước Gia Nã Đại, ở đây có các hộp đêm, có Casino để chiêu dụ dân Mỹ vì ở Detroit bị cấm cờ bạc và cấm uống rượu nếu dưới hai mươi mốt tuổi. Ở Gia Nã Dại, mười tám tuổi đã là người lớn nên trẻ em Mỹ đến cuối tuần là đổ xô sang đây để ăn chơi xả láng. Sau khi tham dự lễ cưới, chúng tôi từ giã Windsor để bắt đầu một cuộc hành trình về phương đông. Khởi đầu là thành phố Montreal, từ Montreal qua Quebec, rời Quebec chúng tôi trở về Niagara Falls. Sau Niagara Falls chúng tôi ghé Toronto trước khi lên đường về lại Houston.
Caddo Lake rộng  khoảng 26,000 mẫu  và là một hồ thiên  nhiên duy nhất ở  Texas. Nằm sát biên  giới Texas, Louisiana  cách Houston khoảng  350 dặm về hướng Đông Bắc, là một  nơi thu hút nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh  qua những hình ảnh thơ mộng của  những cây Cypress già nua mọc  quanh hồ tạo thành những hình tượng  đặc biệt lạ mắt.  Anh chị em trong hội ảnh VPAS  gặp nhau lúc 5 giờ sáng tại một cây  xăng hẻo lánh trên đường 45N. Tuy  đây chỉ là chuyến đi gần nhà sau  chuyến săn ảnh lá vàng Colorado đầu  tháng 10, nhưng các anh chị em đã  tham dự thật đông đảo, có lẽ một  phần là chuyến đi cuối cùng trong  năm, hơn nữa màn đốt lửa trại ca hát  thì ai ai cũng thích, trời lạnh, lửa trại  bập bùng, đồ ăn hấp dẫn, thêm chai  cognac đưa mồi thì thật tuyệt do đó  có đến 24 anh chị em ghi tên tham  dự, Ban tổ chức phải chật vật để lo  việc ẩm thực, chỗ ngủ và phương tiện  di chuyển.  Con đường vào Caddo Lake park  phủ đầy lá vàng của mùa thu đến trễ.  Hai bên đường, những hàng cây rợp  bóng đan những vệt nắng dịu dàng  của ngày cuối Thu.  Trời xanh trong vắt, ẩn hiện trên  con đường quanh co, uốn khúc.  Chúng tôi ngừng xe không biết bao  nhiêu lần để bấm máy.
    Summer is winding down and families are getting ready to send their kids back to school.  The senior class of 2014 is nervously preparing to leave home for college for the first time.  The stores are packed with school supplies and college dorm gear reminds us of our first encounter with college life.  Today, there are dozens of colleges and universities in Texas, but on a trip up highway US 290 from Houston, we found the site of the first established institution of higher learning in Texas at the Old Baylor Park in Independence, Texas.  The park is a short scenic drive off the main highway, and as a former Baylor Bear, I was eager to see the beginnings of my alma mater! Remnant of Baylor Women College