7 SAI LẦM LỚN NHẤT KHI BƯỚC VÀO KINH DOANH Posts by : STEVE THAI

   Khi mới bước vào kinh doanh, các doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn. Sai lầm trong kinh doanh không thể không xảy ra. Tuy nhiên, nếu bạn luôn nhớ và lưu ý những lời khuyên giá trị thì sẽ tránh được nhiều sai lầm hơn. Sau đây là 7 sai lầm thông thường mà người mới bước vào kinh doanh thường hay mắc phải và cũng nêu vài lời khuyên hữu ích. 

   Sai lầm 1: Lái một máy phát lửa mà không biết đi theo hướng nào 
   Chắc bạn có nghe nói doanh nhân cần phải có niềm say mê như thế nào để đi đến thành công, họ cứ như có lửa trong bụng. Niềm say mê thể hiện ở lòng nhiệt tình. Để khởi sự kinh doanh, bạn cần nhiều yếu tố hơn là chỉ có nguồn lực, đó là kế hoạch hoạt động. Bạn nên dành thời gian khảo sát thị trường và khách hàng mục tiêu, cạnh tranh và những vấn đề cơ bản khác như cách thức kinh doanh lành mạnh. Hãy tập trung trả lời một câu hỏi thật đơn giản: bằng cách nào kiếm ra tiền? Một trường hợp sai lầm như sau: Tim Berry là chủ tịch của Palo Alto Software định hướng mở cửa hiệu video ngay gốc đường giống như những cửa hiệu đang có mặt khắp nơi , một dạng cửa hiệu mà chúng ta thấy mở rồi đóng liên tục. Điển hình là một ông chủ quá mơ mộng thuê một chỗ kinh doanh trả tiền trước. Khi chưa hoạt động gì nhưng anh ta phải gánh khoản chi phí thuê địa điểm hàng tháng cố định. Sau đó anh ta thiết kế cửa hiệu cho hợp thời mà quên đi khoản chi phí cần mua máy tính tiền, công nghệ hỗ trợ kinh doanh. Đến lúc trang bị hàng hóa cho cửahiệu thì bấy giờ ông chủ mới tóa hỏa. Cửa hiệu video mở ra trông rất hợp thời trang nhưng danh mục hàng hóa thì quá tồi tệ. Không còn một đồng xu cho công việc tiếp thị. Berry nói: "Chưa làm được gì mà cửa hiệu lại rơi vào tình trạng bế tắt" 
   Bài học:Đừng vứt đi công việc đã làm do không có một kế hoạch 


   Sai lầm 2: Bán giá quá rẻ 
   Khi hỏi một cô bé chọn giữa 12 viên đá và 1 viện kim cương thật thì lần nào cô bé cũng chọn những viên đá. Người chủ mới khởi nghiệp cũng giống như vậy. Họ vấp ngã vì ảo giác số lượng hơn là chất lượng. Họ tạo ra giá thấp nhất hy vọng làm tăng vọt doanh số bán và trở thành triệu phú. Nhưng thực tế lại không xảy ra như thế. Linda Hollander là tác giả cuốn sổ tay cho doanh nghiệp nhỏ có tên "Bags to Riches" nói: "Các doanh nhân mới bước vào nghề thường hay định giá cả hàng hóa và dịch vụ của họ quá thấp. Hành động này khiến cho cuộc sống của họ luôn luôn lo lắng về chuyện tiền nong. Mà quỹ tha ma bắt, ngay cả khi họ nhận đơn đặt hàng họ cũng không cảm thấy sung sướng bởi vì họ không kiếm được nhiều lợi nhuận kinh doanh" Trước khi định giá cả sản phẩm, cần thiết phải tính toán. Tính toán chi phí cố định và chi phí thay đổi. Nên nghiên cứu thị trường và giá cạnh tranh. Hãy đẩy mạnh tiếp thị hướng đến mục tiêu bán hàng. Vạch ra giới hạn cần thiết trong việc chi tiêu tiền.
    Bài học: Đừng bán kim cương theo giá của viên đá

    Sai lầm 3: Khởi nghiệp chỉ vì thích thú phiêu lưu 
   Các doanh nhân thường có khuynh hướng nhắm đến những mô hình có tầm cỡ, là những người hão huyền thích phiêu lưu. Nếu họ mất nhiều thời gian đi sâu vào chi tiết thì càng lo lắng nhiều hơn. Vì thế họ thường sắp đặt tin giật gân để tạo sự chú ý. Ralph Warner là tác giả cuốn "Drive a Modest Car & 16 Other Keys to Small Business Success" cho rằng: "Điều khó chịu của những công ty làm ăn lành mạnh là kẻ giết người lén lút". Mục đích của việc kinh doanh là kiếm tiền. Nếu bạn sinh tồn bằng việc tạo điều giật gân thì thể hiện đó là kẻ chạy trốn. 
   Bài học: Đừng kinh doanh chỉ vì muốn phiêu lưu 


   Sai lầm 4: Thiếu khả năng cần thiết cho hoạt động marketing 
   Các công ty mới ít khi lập kế hoạch hay tạo ngân sách cho hoạt động marketing bởi vì họ cho rằng không cần thiết hay còn lẫn lộn marketing và kinh doanh. Rob Gelphman là người điều hành một công ty thị trường ở San Jose, lý giải rằng: "Marketing ảnh hưởng đến việc kinh doanh ngày mai. Việc kinh doanh hôm nay đều sẽ kết thúc. Bạn không thể bắt đầu ngay vào việc kinh doanh mà bỏ qua marketing" Xuất phát của sai lầm này là sự thiếu kinh nghiệm soạn thảo qui trình kinh doanh cụ thể. Điều mà doanh nhân thường thực hiện trước tiên là thuê người kinh doanh. Nhưng việc thuê người làm theo hợp đồng hay hỗ trợ cũng nên chọn chuyên gia thị trường nhiều kinh nghiệm. Sau đó mới đến lúc chọn đội ngũ kinh doanh. 
   Bài học: Đừng vội vã bước vào kinh doanh khi chưa sắp xếp cơ cấu làm việc 

   Sai lầm 5: Đóng vai trò là một người bạn thay vì là người chủ 
   Vào lúc ban đầu, mọi người làm việc 3 hay 4 giờ trong 7 ngày/tuần. Dường như không có phân cấp bậc hay quan tâm nhiều về cách điều hành. Tác giả cuốn "Six Sigma Simplified Training" là Jay Arthur cho rằng: "Cách thức làm việc lúc khởi nghiệp phát sinh ngẫu hứng hay không dự tính trước. Khi kinh doanh bắt đầu phát triển thì sử dụng khả năng phán đoán hay phép thử sai. Nhưng trong chừng mực nào đó, khả năng giải quyết vấn đề rắc rối phức tạp của hai cách thức trên giảm sút, dần dần không còn hiệu quả" Nếu bạn là người có trách nhiệm trong công ty, bạn nên suy tính những điều mong đợi và cải tiến cách thức làm việc hay chỉ định ai thực hiện. Nếu không có chính sách kinh doanh rõ ràng, thuê và sa thải nhân sự, tổ chức nghĩ hè, nghỉ ốm, lợi ích, đền bù, cơ hội thăng tiến và còn nhiều việc khác thì công ty bạn sẽ vướng vào sai lầm liên quan đến pháp lý và tinh thần làm việc thấp kém. Sau cùng là việc kinh doanh bị tổn thất. Do đó lúc nào cũng phải có một cuốn sổ tay doanh nghiệp để giúp ích cho bạn. 
   Bài học: Đừng quên quyền lực 

   Sai lầm 6: Phung phí tiền của 
   Chủ tịch Hospitality Works - một công ty tư vấn dịch vụ thực phẩm tại Deerfield, III là ông Isidore Khatrasch nói: "Những chủ doanh nghiệp mới ra đời đánh giá rất thấp nhu cầu tài chính của họ. Điển hình là những người chủ không có kinh nghiệm vào lúc khởi sự chi tiêu vượt quá khả năng của mình, mua nhiều đồ dùng, kỹ thuật và đồ dùng văn phòng hơn hay thuê quá nhiều nhà điều hành, chuyên gia hơn nhu cầu thật sự. Những ông chủ mới cũng không nhận ra rằng có một số khách hàng khi bán hàng muốn được thanh toán ngay, thậm chí có lúc công ty họ khan hiếm tiền mặt. John Reddish - nhà tư vấn quản trị đề nghị rằng: "Sau khi tăng ngân sách cá nhân và ngân sách kinh doanh để duy trì hoạt động công ty lâu dài thì kết quả kinh doanh phải đạt đến huề vốn cộng thêm khoản lời ít nhất 50%. Như vậy mới có thể quản lý rủi ro của bạn"
    Bài hoc: Đừng chi tiêu quá phung phí

   Sai lầm 7: Coi nhẹ những thứ bạn thích 
Victor Sim, một luật sư tại Squire, Sanders & Dempsey ở Los Angeles nói: "Những doanh nhân mới khởi nghiệp cần thiết làm việc 80-100 giờ/tuần    và phải có hệ thống hỗ trợ nghiêm túc. Họ cũng ràng buộc thời gian đáng kể và hy sinh tài chánh". Cả hai vấn đề này có ảnh hưởng đến nhiều mối liên hệ. Sự ràng buộc đó không chỉ riêng từ bạn mà còn cần sự ủng hộ của gia đình và bạn bè. Rồi thời gian và tiền bạc của bạn cũng phải cung cấp cho gia đình hay người nào khác. 

   Bài học:Đừng làm những gì để hối tiếc về sau.

   Cuối cùng, người mới bước vào kinh doanh đều vướng vào sai lầm bởi vì họ tự thực hiện mọi công việc. Thay vào đó, nên xem xét việc nào bạn làm tốt nhất nếu không thì uỷ quyền hay tìm kiếm chuyên gia làm thay bạn nếu thật sự cần thiết. Và khi mắc vào sai lầm không thể tránh được, hãy nhớ câu châm ngôn: Học kinh nghiệm từ những sai lầm. 

 

» Related Articles: