CHARLES GOODYEAR VÀ LỊCH SỬ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU Posts by : STEVE THAI

   Vào một ngày đẹp trời của năm 1852, tại  Circuit Court, tiểu bang New Jersey, người ta đã được chứng kiến một phiên tòa đầy cảm động xử vụ vi phạm bản quyền sáng chế giữa Goodyear và Day. Hai luật sư lão luyện: Rufus Choate  và Daniel Webster trực tiếp tham gia vụ này. Rufus Choate bào chữa cho bị cáo Day và Daniel Webster cho nguyên cáo Goodyear. 

   Daniel Webster với những lời biện hộ thông minh và cảm động nhất trong cuộc đời làm luật sư của mình, đã hướng sự đồng cảm của mọi người vào nhân vật ông nhận bào chữa : một người đàn ông 42 tuổi nhưng trông già hơn 50, da tái mét, hốc hác bởi bệnh tật và nghèo đói, khuôn mặt ẩn chứa những nỗi thất vọng cay đắng. 

   Người đàn ông khốn khổ ấy là Charles Goodyear - nhà sáng chế vĩ đại, người đã tìm ra quy trình đưa cao su vào phục vụ thế giới. Trong vụ xử vi phạm bằng sáng chế, ông đã thắng nhưng đó cũng chỉ là một chút ánh sáng nhỏ bé trong hành trình gian nan đi tìm chỗ đứng vinh quang nhất cho cây cao su của miền nhiệt đới.

   Câu chuyện về cao su châu Mỹ 
   Khi Christopher Columbus tới thăm lại Haiti trong hành trình thứ hai của mình, ông đã quan sát một số người bản xứ chơi đùa với một quả bóng. Những người đàn ông đi cùng với Columbus chinh phục xứ Indies đã mang  những quả bóng hơi Castilian về để chơi trong những giờ rảnh rỗi. Nhưng đồng thời họ khám phá ra rằng những quả bóng của Haiti là thứ đồ chơi quá tuyệt vời, chúng đã dội lên rất tốt. Những quả bóng có khả năng dội lên cao này được tạo ra từ một loại chất lỏng màu sữa mà những người dân địa phương lấy từ một loại cây nào đó. 

   Khoảng 50 năm sau,  một sử gia Tây Ban Nha thuật lại rằng những người bản địa của thung lũng Amazon đã làm giày từ loại chất dẻo này; và những người lính Tây Ban Nha đã trải chất này lên áo choàng của họ với nó để tránh mưa. 

   Năm 1736, một nhà thiên văn học người Pháp, được chính phủ Pháp gửi tới Peru để đo tọa độ kinh tuyến, đã mang về mẫu chất gôm và kể lại rằng những người dân địa phương đã dùng một loại chất lỏng sền sệt để đốt cháy “mà không cần bấc và rất sáng” và “những đôi giày làm từ nó không thấm nước, và khi  được hun khói, chúng có diện mạo giống da thuộc.  Tên của chất lỏng ấy là “cachuchu”- cao su. Rồi một người bán văn phòng phẩm tình cờ khám phá rằng nó sẽ xóa được những vết bút chì. Và khi nó đến từ xứ Ấn và được dùng tẩy xóa, tất nhiên nó là “India rubber”. 

   Khoảng năm 1820, những thương gia Mỹ, đi lại giữa Brazil và New England, thỉnh thoảng lại mang theo cao su trên hành trình về quê nhà và đổ đống nó trên những cầu tàu ở Boston. Một trong các thuyền trưởng  với con mắt nhìn xa trông rộng, đã mang về nhà 500 đôi giày làm từ cao su để bán. Chúng dày, dáng thô và nặng, nhưng bán khá chạy. Nhu cầu về chúng còn cao hơn. Trong vài năm, nửa triệu đôi giày đã được nhập cảng. Những nhà máy ở  New England  bắt đầu sản xuất giày cao su.

   Những con tàu lớn của châu Âu cũng đã mang cao su về nhà, và những thử nghiệm với nó được tiến hành ở Anh và Pháp. Một người Pháp đã chế tạo ra dây nịt qua việc cắt những đôi giày bản địa thành những sợi dây nhỏ. Và Macintosh, một nhà hóa học ở Glasgow, đã chèn cao su vào giữa những miếng vải mỏng để tạo ra quần áo bọc ngoài 

   Charles Goodyear và hành trình đi tìm chỗ đứng đích thực cho cao su
   Năm 1834,  Charles Goodyear xuất hiện tại cửa hàng bán đồ cao su ở New York với vai trò là một khách hàng. Vài tuần sau, ông quay lại nơi ấy với ý định đóng góp cho việc cải tiến quy trình sản xuất cao su. Khi ấy, người quản lý đã kể cho ông nghe thảm kịch sầu thảm của cao su, rằng chẳng thể tìm ra được loại cao su khô ráo, bền bỉ và mềm dẻo trong bất kỳ thời tiết nào. Cuộc gặp ấy đã trở thành định mệnh trong suốt cuộc đời của  Charles Goodyear.

   Charles Goodyear sinh năm 1800 ở New Haven, Ngay từ bé, ông đã chịu ảnh hưởng của cha mình, ông Amasa Goodyear - một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực chế tạo dụng cụ kim loại ở Mỹ.  Amasa Goodyear là  nhà sáng chế ra loại chĩa xóc cỏ khô bằng thép thay cho loại bằng sắt nặng nề trước đó.

   Khi Charles  lên 7, cha ông quyết định chuyển tới Naugatuck và sản xuất loại khuy ngọc trai đầu tiên ở Mỹ. Suốt chiến tranh năm 1812, nhà máy Goodyear đã cung cấp khuy kim loại cho chính phủ. Charles, một cậu bé siêng năng, ngoan ngoãn trở thành người bạn thân thiết của cha mình. Bản tính sùng đạo sâu sắc của cậu bộc lộ rất sớm. Cậu gia nhập giáo đoàn nhà thờ khi mới 16 tuổi, trở thành mục sư và hứa hẹn một sự nghiệp phục vụ hữu ích. Tuy nhiên, thay đổi tư tưởng, cậu tới Philadelphia để học kinh doanh đồ ngũ kim và trở về làm việc trong công ty của cha mình. Hãng thịnh vượng trong một thời gian, nhưng sự mở rộng dại dột đã dẫn đến việc phải đình chỉ hoạt động. Goodyear trở thành một con nợ không có khả năng chi trả. Và theo luật, ông được “gửi” tới  nhà tù Debtor's Prison ở Philadelphia. 

   Đó có lẽ là giờ phút khởi đầu cho hàng chuỗi những bất hạnh của ông, dẫn ông vào sự khốn cùng không có điểm dừng. Tuy nhiên, những nỗi đau của ông được nhìn nhận là cần thiết cho sự ra đời của “một vật thể rất đáng thèm muốn, quá quan trọng và rất cần thiết cho tiện nghi cuộc sống con người” - cao su lý tưởng. Sẵn mối quan tâm trước đó với cao su, ông bắt đầu miệt mài thực hiện những thí nghiệm về cao su với niềm tin rằng Chúa đã trao cho ông nhiệm vụ cao cả này. 

   Charles Goodyear thí nghiệm về cao su ở ngay trong tù.
   May mắn, thí nghiệm đầu tiên của ông không đòi hỏi thiết bị đắt tiền. Những ngón tay là công cụ tốt nhất khi làm việc với chất gôm (cao su thô). Các nhân viên quản lý nhà tù cho ông một chiếc ghế dài và một phiến đá cẩm thạch, một người bạn đem đến cho ông một chút gôm trị giá vài đôla, và vợ ông góp một chiếc. Đó là tất cả những gì để có thể bắt đầu. 

   Có một thời kỳ ông tin rằng, trộn cao su thô với magnesia và đun sôi nó trong vôi, ông đã chiến thắng được tính nhớp nháp bất lợi cố hữu của cao su. Ông đã làm vài tấm chăn bằng cao su trắng và một số hàng để bán. Niềm hy vọng của ông bị một đòn giáng mạnh khi ông nhận ra rằng một số loại acid yếu như nước táo hoặc giấm đã phá hủy sản phẩm của ông. Sau đó năm 1836, ông tìm ra sự ứng dụng của nước cứng hoặc nitric acid,một nỗ lực dài lâu với cao su mà nhờ đó cuối cùng ông đã tìm ra bí mật. 
Tìm một người chung vốn, ông thuê một nhà máy cao su bị lãng quên ở Staten Island. Nhưng người cộng tác của ông lại cao chạy xa bay năm 1837, để lại ông với một món nợ không trả nổi. Sau đó,ông lại tìm một người cộng tác khác và tới sản xuất tại một nhà máy bị bỏ rơi ở Roxbury, với một order từ chính phủ cho một số lượng lớn túi đựng thư. Đơn đặt hàng này được công khai rộng rãi và khuấy động sự quan tâm của các công ty sản xuất trên khắp đất nước. Nhưng đến khi hàng hóa đã sẵn sàng cho việc chuyển đi thì quai xách của những chiếc túi đầu tiên lại bị hỏng, chỉ có bề mặt của cao su là được lưu hóa. 

   Thất bại này là giọt nước cuối cùng làm tràn ly khiến bạn bè ông lảng xa. Ông chỉ còn người vợ tận tụy bên mình. Bà  đã phải làm việc quần quật, thấm thía sự thiếu thốn, nhìn con mình nhịn đói tới trường. Nhưng chưa bao giờ bà than phiền về chồng hay hồ nghi thành công cuối cùng của ông. 

   Phương pháp dùng nitric acid đã không giải quyết được vấn đề nhưng đã trở thành một bước tiến quan trọng. Năm 1839, trong một sự tình cờ, ông đã khám phá ra phương pháp thật sự của lưu hóa cao su . Ông đang thử làm gôm chắc lại bằng việc đun nóng nó với lưu huỳnh trên bếp lò của vợ khi ông để rơi một cục trên tấm sắt nung đỏ. Nó được lưu hóa ngay lập tức. Điều này là một sự tình cờ nhưng chỉ có Goodyear mới hiểu được. Và nó là lần cuối cùng. Một chất lạ từ vùng rừng nhiệt đới đã được điều khiển. Nó vẫn là nó, tuy nhiên, đã trở nên hoàn hảo.

   Charles Goodyear đã nắm được bí mật của thành công. Tuy nhiên, lúc này chẳng có ai tin ông cả. Ông đã kiệt sức với cả những người bạn lạc quan nhất của mình. Một sự dửng dưng đáng sợ với phát minh này. Thất bại lớn hiện hữu liên tục trong nhà máy sản xuất cao su. Độ dài thời gian  cho những nỗ lực không có kết quả. Những nỗi bất hạnh và sự thất vọng ông phải chịu đựng, tất cả dồn lại, cùng với sự khốn cùng của cuộc sống đã tạo nên một tình trạng chẳng thuận lợi gì với việc tuyên truyền khám phá mới.

   Để tồn tại, ông đã phải cầm cố những di vật cũ, những thứ vật phẩm, thậm chí cả những cuốn sách của con mình, chỉ để lấy vài đôla. 

   Hành trình của ông trong suốt những năm này là đi thuyết phục mọi người sử dụng phát minh của mình. Ông sống trong căn phòng gác mái hay tầng hầm cho thuê miễn phí, kiếm từng đôla để mua bột mì cho gia đình và thùng cao su cho riêng ông hoặc sự chấp thuận được sử dụng lò của một nhà máy để treo cao su của ông qua van hơi trong khi làm việc. Từ Woburn năm 1839, năm của phát hiện lớn, ông tới Lynn, từ Lynn trở lại những nhà máy hoang phế ở  Roxbury. Tiếp tục tới Woburn, tới Boston, tới Northampton, tới Springfield, tới Naugatuck; chỉ một năm mà ông phải di chuyển rất nhiều lần. Khi không có tiền đi tàu, ông đã đi bộ trong mưa gió và dạt trong tuyết lạnh, trú tạm trong những trang trại hoặc những ngôi nhà.

   Goodyear có được bằng sáng chế vào năm 1844. Ông cũng sáng chế ra loại vải cao su hoàn hảo bằng cách trộn sợi với chất gôm. Khi mất năm 1860 ông đã nhận được 60 bằng sáng chế trong sản xuất cao su. Ông đã thấy phát minh của mình được ứng dụng đem lại hàng trăm ích lợi, đem lại việc làm cho 60 ngàn người, sản xuất ra hàng hóa có giá trị khoảng 8 triệu đôla hàng năm.

   Goodyear sống 16 năm sau khi quy trình lưu hóa cao su được khám phá. Suốt 6 năm cuối cùng ông không thể đi bộ mà không có nạng chống. Ông dửng dưng với tiền bạc. Tạo ra những sáng chế là toàn bộ mục tiêu của ông. Những người khác thì lại tạo ra tiền bạc từ phát minh của ông. Ồng mất khi vẫn là một người nghèo. Nhưng ông đã là anh hùng trong ngành công nghiệp cao su.

» Related Articles: