TỪ BUÔN GỖ ĐẾN ÔNG CHỦ NGÀNH HÀNG KHÔNG Posts by : STEVE THAI

   Con đường tới ngành hàng không thế giới
   Sinh năm 1881 trong gia đình một doanh nhân công nghiệp gỗ giàu có, William E. Boeing bỏ dở Đại học Yale năm 1903 và
theo đuổi con đường kinh doanh như cha. Với công ty gỗ buôn bán và sản xuất đồ gỗ tại Washington, Boeing làm ăn khá thành công. Ông tiếp nhận những chuyến hàng bán buôn gỗ tùng của những người buôn gỗ từ Bắc Mỹ tới, sau đó vận chuyển xuống miền Nam. Có một lần, địa phương tiến hành các hoạt động kỷ niệm nhân ngày giáng sinh, có mời một số phi công ở nơi khác đến lái máy bay biểu diễn. Các phi công bắt đầu biểu diễn kỹ thuật lái máy bay. Sau đó, phi công mời một người xem lên máy bay thử cảm giác đi máy bay. Và Boeing đã được chọn lên máy bay để bay thử trên chiếc thuỷ phi cơ bay qua Puget Sound. Từ đó, Wiliam Boeing đã bắt đầu ấp ủ giấc mơ trở thành một nhà công nghiệp trong ngành hàng không thế giới. Không lâu sau chuyến bay đáng nhớ đó, Boeing chuyển đến vùng phía nam California nơi ông đã học lái máy bay và mua được chiếc thuỷ phi cơ đầu tiên cho mình từ Glenn Martin - một nhà chế tạo máy bay tại Santa Ana, chính công ty của Glenn đã đóng góp một phần quan trọng khác vào sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ và hiện nay chính là một phần của tập đoàn Lockheed Martin. Vài năm sau khi học lái máy bay tại Los Angeles, Boeing càng ngày càng say mê hàng không hơn. Từ lần đầu tiên trên máy bay năm 1914, Boeing bị ám ảnh bởi giấc mơ tự mình chế tạo con chim sắt. Tin rằng có thể làm ra chiếc máy bay tốt nhất thời điểm đó, Boeing mời kỹ sư George Conrad Westervelt, người thiết kế cho hãng xe B&W, dựng bản vẽ mô hình thuỷ phi cơ. Sau khi có bản vẽ, quay trở lại Seattle, Boeing bắt đầu chế tạo chiếc thuỷ phi cơ đầu tiên và vào năm 1916 ông đã sát nhập công ty của mình với công ty Pacific Aero. Công ty của Boeing đã bán được chiếc máy bay đầu tiên cho chính phủ New Zealand dùng cho việc chuyển thư. Từ thành công trên, Boeing quyết định thành lập công ty Pacific Aero Products và đến năm 1917 công ty bắt đầu chính thức lấy tên là Boeing. 

   Bản lĩnh trong thời buổi khó khăn 
   Kỳ thực, lúc đó máy bay chưa phải là công cụ giao thông để đông đảo quần chúng sử dụng mà chỉ được sử dụng trong quân đội và là công cụ bay biểu diễn trên không. Boeing cho rằng trong một tương lai không xa, máy bay chẳng những được cung cấp cho quân đội sử dụng mà còn có thể trở thành phương tiện dân dụng và ai có thể xây dựng được các xưởng sản xuất máy bay thì người đó có thể khởi xướng và chiếm lĩnh thị trường hàng không thế giới. Do đó, Boeing quyết định thực hiện một cuộc chuyển biến lớn, bất chấp những áp lực nặng nề để bước vào nghề chế tạo máy bay. Công ty chế tạo máy bay Boeing lúc đầu chỉ chế tạo được máy bay hai chỗ ngồi, bay cao chỉ trên một nghìn mét. Qua vài năm mà chỉ bán được một chiếc máy bay, nợ nần chồng chất, sắp sửa đi đến phá sản. Kinh doanh quá mạo hiểm khiến Boeing đối mặt với một thách thức thực sự, cuộc chiến một mất một còn, không có đường lui. Năm 1917, khi biết hải quân Mỹ cần máy bay cho Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là thuỷ phi cơ, Boeing gửi máy bay của mình đến Florida để hải quân Mỹ thử nghiệm. Dưới áp lực rất lớn, nhưng rồi cuối cùng Boeing đã có được đơn đặt hàng của hải quân Mỹ quyết định mua của Boeing 50 chiếc máy bay. Cuộc mua bán này đã làm cho Boeing tạm thời thở phào. Nhưng không lâu sau, sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, quân đội Mỹ giảm nhu cầu máy bay, hải quân xoá bỏ đơn đặt hàng máy bay. Việc kinh doanh của Boeing lại rơi xuống đáy vực. Boeing phải trở lại nghề mộc (sản xuất nhiều mặt hàng sinh hoạt, giường, tủ, thuyền...). Dù vậy, hàng không vẫn là đam mê lớn nhất của Boeing. Ông tiếp tục đổ dồn công sức và thời gian cho nghiên cứu máy bay, đặc biệt là máy bay dân dụng. Boeing không hề lo lắng, ông dự kiến máy bay trở nên dân dụng hơn. Boeing bắt đầu đưa ra loại máy bay chở khách 10 người. Máy bay này nhanh chóng được đưa vào sử dụng trên thị trường, vốn được quay vòng rất nhanh. Boeing chẳng những thanh toán được món nợ ứ đọng mà còn kiếm được khoản tiền lớn để nghiên cứu chế tạo loại máy bay mới có thế hạ cất cánh được trên bộ và trên mặt đất, đặt cơ sở vững chắc cho việc mở rộng chủng loại và phẩm chất máy bay... Ngày 3/3/1919, ông cùng phi công Eddie Hubbard bay trên chiếc máy bay thương mại đầu tiên (được đặt tên B-1), từ Seattle (Mỹ) đến Vancouver (Canada), thiết lập tuyến bay thư tín quốc tế đầu tiên trên thế giới. Năm 1927, Boeing vượt qua tất cả đối thủ và giành được hợp đồng phát thư giữa San Francisco và Chicago. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển thư tín tăng nhanh, Boeing sản xuất máy bay vận tải 40-A và thành lập Boeing Air Transport (BAT). 


   Cuối thập niên 1920, Boeing đã trở thành một trong những công ty đứng đầu Mỹ về sản xuất máy bay. Trong suốt thập niên 30, dưới nhãn hiệu Boeing, công ty đã dẫn đầu trong việc chế tạo ra các máy bay cánh đơn với một hình dáng mang tính khí động học hơn, hệ thống hạ cánh tự do (có thể kéo ra kéo vào dễ dàng) và các thiết bị dẫn đường tốt hơn. Vào giữa thập kỷ 20, Boeing bắt đầu tiến hành công việc kinh doanh không chỉ ở việc sản xuất ra những chiếc máy bay cải tiến hơn mà Boeing còn xây dựng được những nền móng đầu tiên cho sự ra đời của một công ty chuyên vận tải bằng đường hàng không mà sau đó trở thành công ty United Airlines. Năm 1934, khi chính phủ Roosevelt thông qua luật chống độc quyền (cấm các hãng vận chuyển thư tín hàng không nằm trong cùng công ty sản xuất máy bay), hoạt động thư tín hàng không của Boeing bị huỷ và Boeing phải chia doanh nghiệp thành nhiều công ty nhỏ. Dù vậy, trước khi qua đời năm 1956, Boeing đã xây dựng được một vương quốc khổng lồ, đưa công ty mình bước vào kỷ nguyên hàng không phản lực, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi Boeing tung ra hàng trăm máy bay ném bom B-17 Flying Fortress và sau đó là B-52 Stratofortress. Đến nay, Boeing vẫn là nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới. Công ty không chỉ chế tạo máy bay dân dụng mà còn sản xuất nhiều sản phẩm kỹ thuật quân sự, từ máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, trực thăng AH- 64 Apache đến tên lửa Harpoon... Ở lĩnh vực hàng không dân dụng, Boeing tiên phong tung ra dòng máy bay jumbo (khổng lồ) với các thế hệ 727, 737, 747... Ở lĩnh vực không gian, Boeing chính là nơi sản xuất tên lửa đẩy Saturn đưa tàu vũ trụ Apollo lên mặt trăng...

    Bản lĩnh trong cuộc cạnh tranh lịch sử Trong cuốn biên niên sử về những cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoàn của thế kỷ vừa qua, không có nhiều cuộc cạnh tranh diễn ra căng thẳng và kéo dài như cuộc cạnh tranh giữa Boeing và Douglas để chiếm vị trí tiên phong trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay thương mại. Đây là cuộc đấu giữa hai người sáng lập ra hai công ty này - Wiliam Boeing và Donald Douglas - những người đã bị cuốn vào cơn bão bùng nổ của ngành hàng không hồi đầu thế kỷ. Tới những năm 60 của thế kỷ này, ở Mỹ đã thành lập công ty chế tạo máy bay mới là Douglass. Từ thiết bị, nhân viên đến công trình khoa học kỹ thuật có thể gọi là hùng hậu. Nhưng so với Boeing thể không thế sánh bằng. Đương nhiên, hành khách đều rất khó tưởng tượng được rằng hãng Boeing đã phát minh chế tạo ra mấy ngàn chiếc máy bay phản lực chở khách Boeing hiện nay lào do một nhà kinh doanh đồ gỗ sáng tạo ra. 

   Cuộc đấu giữa tập đoàn Boeing và Douglas bắt đầu vào thập kỷ 20 của thế kỷ trước và kéo dài gần 40 năm. Họ lần lượt vượt qua đối thủ thông qua những cải tiến và cả thành công trong chiến lược marketing kể từ khi ngành công nghiệp máy bay trở thành một trong những ngành trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Mặc dù có thời điểm tập đoàn Douglas đã hoàn toàn thắng thế trước đối thủ Boeing, nhưng Boeing mới là công ty đạt được chiến thắng cuối cùng vào cuối thập kỷ 60 khi công ty Douglas đã không còn đủ nguồn lực và các dây chuyền sản xuất để có thể có cơ hội vượt lên đối thủ thêm một lần nào nữa. Nhà máy sản xuất của Douglas tại Long Beach cuối cùng đã bị Boeing mua lại và đến năm 1997 thì toàn bộ những gì còn lại của hãng này đã hoàn toàn thuộc về Boeing. Có thể nói, qua nhiều năm trên thương trường, Boeing đã có một chiến lược rất khôn khéo trong kinh doanh. Đó là ông cho thành lập công ty mẹ của tập đoàn Boeing và sau đó dùng công ty mẹ này tiến hành các hoạt động mua bán cổ phiếu của các công ty con trên thị trường để nhằm đẩy giá cổ phiếu lên - một "thủ đoạn" đầu tư khôn khéo gần giống với với phương thức huy động vốn mà sau này đã làm tên tuổi của J.P.Morgan trở nên nổi tiếng. Phương cách này đã làm cho giá trị tài sản của Boeing nhân lên gấp nhiều lần nhưng cũng buộc ông phải điều trần trước ban điều tra của Thượng viện. Tức giận trước sự điều tra của này, Boeing đã bán toàn bộ cổ phiếu của ngành hàng không vào tuổi 52 và rút khỏi ngành này. Boeing về hưu nhưng ông đã để lại cho công ty của mình một đội ngũ quản trị đầy kinh nghiệm. Ngày nay, hãng Boeing đã là một tượng đài vững chắc trong lĩnh vực sản xuất máy bay. Và chắc chắn, không ai có thể quên được hình ảnh của William Edward Boeing, một doanh nhân tài ba và đầy nghị lực. 

 

» Related Articles: