JAMIE DEMON QUẢN TRỊ BẰNG BÀN TAY THÉP Posts by : STEVE THAI

   Quyết đoán đến mức độc tài và thông minh xuất chúng, Jamie Demon là cái tên được nhắc đến nhiều nhất từ phố Wall cho đến trung tâm tài chính Luân Đôn.

   Giữa năm 2004, Dimon trở thành Giám đốc Điều hành của J.P. Morgan Chase sau khi ngân hàng này mua lại Bank One, nơi ông từng giữ vị trí tương tự. Mặc dù không còn xa lạ gì về tính khí cộc cằn thô lỗ của Dimon nhưng sự xuất hiện của ông tại J.P. Morgan Chase đã gây nên một sự xáo trộn mạnh mẽ. Người thích, kẻ ghét, nhưng ai cũng phải công nhận rằng bằng cách sử dụng kỷ luật thép, Dimon đang vực dậy ngân hàng vốn nhiều năm ì ạch vì kiểu làm ăn "công tử bột" này.


   “Ông vua con” đầy quyền lực
   Ngày đầu tiên ngồi vào chiếc ghế CEO ở văn phòng mới, Dimon lập tức triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với chủ đề "cắt giảm chi phí và chi trả lương cho những người xứng đáng". Lý do Dimon quyết định này là mức lương của nhân viên, đặc biệt là quản lý cấp cao ở J.P. Morgan Chase cao một cách bất thường.  lương Giám đốc chi nhánh của J.P. Morgan Chase là khoảng 2 triệu đôla mỗi năm, gấp 4 lần so với Bank One. Riêng giám đốc nhân sự mỗi năm bỏ túi hơn 5 triệu đôla. Ông còn tuyên bố sẽ cắt giảm từ 20-50% nhân viên trong vòng 2 năm tới,

   Tính khí nóng nảy, ngang ngạnh tỉ lệ thuận với tài điều hành đã làm cho Jamie Dimon trở thành cái tên được bàn tán nhiều nhất, e dè nhất nhưng cũng được nể phục nhất trong giới ngân hàng. 12 năm làm phụ tá cho Sandy Well tại Citigroup, Dimon đã biến Commercial Credit từ một công ty cho vay không tên tuổi trở thành bộ phận làm ăn hiệu quả của Citygroup, công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới.

   Sau một vài bất đồng với Sandy Well, ông rời Citygroup đến Bank One và nhanh chóng đưa nó thành thành viên của J.P. Morgan Chase, ngân hàng lớn thứ ba tại Mỹ, sau Citigroup và Bank of America. Và bây giờ, mục tiêu của Dimon là kiến thiết lại J.P. Morgan Chase theo hình mẫu mà ông và Sandy Well đã làm tại Citigroup, nhằm đánh bại ngân hàng mà ông đã từng góp công gầy dựng. "Tất cả những gì J.P. Morgan Chase phải làm là trở thành hệ thống tốt nhất, với những người giỏi nhất, cho ra sản phẩm uy tín nhất và quản lý rủi ro hiệu quả nhất".

   Theo chính các nhà quản lý và đầu tư của J.P. Morgan Chase, Dimon đúng là người mà ngân hàng này đã trông đợi từ lâu. Họ gọi Dimon là "ông vua con" thâu tóm mọi quyền lực và cực kỳ tinh ranh. Trước khi Dimon ngồi vào vị trí CEO, J.P. Morgan Chase được ví như một cái lẩu thập cẩm. kết quả của nhiều vụ sát nhập không đến nơi đến chốn và lối làm ăn lười biếng, chậm thay đổi tồn tại mấy chục năm qua đã làm cho ngân hàng này phình to ra về hình thức nhưng chẳng thay đổi gì về bản chất.

   Một tháng sau khi Bank One sát nhập, Dimon bắt tay sửa lại hệ thống máy tính mà theo ông là "sinh mạng của một ngân hàng hiện đại". Những chiếc máy tính thừa kế từ các công ty cũ sát nhập, bị chấp vá một cách  vụng về đã hạn chế năng suất làm việc của các bộ phận, gián tiếp làm tăng chi phí giao dịch của ngân hàng.

   Dimon làm thế nào? Ông tập hợp các chuyên gia IT kỳ cựu tại J.P. Morgan Chase, mở đầu cuộc họp bằng một bài thuyết trình dài, làm cho các tay IT chuyên nghiệp sửng sốt trước sự am hiểu của ông về phần mềm chuyên dụng trong ngành ngân hàng. Cuối cùng, ông kết luận: "các anh có 6 tuần để tổ chức lại hệ thống IT, mỗi người tự phân công và chọn lĩnh vực sở trường của mình. Nếu ai không làm được, đừng khiếu nại về những quyết định sau này của tôi". Hiệu quả đến ngay lập tức, không tốn một xu cho việc nâng cấp hệ thống IT, J.P. Morgan Chase đã giảm mức chi phí giao dịch hàng năm trên mỗi khách hàng từ 80 đôla xuống còn 52 đôla, từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất trong toàn ngành ngân hàng Mỹ.

… hay lão nông dân cần cù
   Nổi tiếng trong giới ngân hàng với khả năng kiểm soát chi phí, chiến lược mà ông vạch ra cho J.P. Morgan Chase là: cắt giảm chi phí tối thiểu nhưng vẫn bảo đảm thu lợi nhuận tối đa. Để theo đuổi chiến lược này, Dimon quyết định đóng cửa những ngân hàng thương mại nhỏ làm ăn thua lỗ, dồn chi phí đầu tư vào chứng khoán. Quyết định này đã gây nên làn sóng phản đối gay gắt từ phía các nhà quản lý cấp dưới và nhà đầu tư, nhưng cuối cùng họ đã phải chào thua thái độ cứng rắn của Dimon. Và thực tế đã chứng minh, họ không phải hối tiếc vì sự khuất phục đó.

   Phương pháp quản trị của Dimon, theo nhiều bạn bè và đồng nghiệp, là am hiểu và can thiệp sâu vào tất cả các lĩnh vực. họ ví ông như con ma xó, có mặt ở mọi nơi, theo dõi họ mọi lúc và không bỏ qua bất kỳ diễn biến nào dù lớn dù nhỏ trong công ty. Nhưng quan trọng hơn hết, điều làm cho những người vốn không ưa Dimon cũng phải kiêng nể và tin tưởng vào sự lãnh đạo của ông chính là sự tận tụy với công việc và thái độ chí công vô tư. "Ông ta đáng ghét, ông ta luôn đòi hỏi quá đáng và làm cho bạn phải run sợ, nhưng bạn có thể hoàn toàn tin tưởng giao cả tính mạng của mình vào tay ông ta", Hedi Miller, Giám đốc Dịch vụ tài chính và Chứng khoán của J.P. Morgan Chase nói. Đó cũng là lời giải thích cho việc có nhiều người từng sống dở chết dở với những áp lực và yêu cầu do Dimon đưa ra nhưng vẫn đi theo ông mỗi khi ông thay đổi một chỗ làm mới.

   Là một ông vua đầy uy quyền trong công việc, nhưng bên ngoài văn phòng. Dimon là một người giản dị đến mức cù lần. luôn tránh xa chiếc cravat chật chội, ngột ngạt và chưa một lần đặt chân đến sân golf, sở thích duy nhất của Dimon là âm nhạc. Mỗi tuần ông lại bay từ New York bay về nhà ở Chicago, nơi ông và vợ sống cùng cô con gái đang học trung học. Thú vui của ông là nằm ưỡn trên chiếc ghế dài trong phòng sách, thưởng thức những bài hát yêu thích từ thập niên 60-80 và không bao giờ ngó ngàng tới nhạc cổ điển vì cho rằng nó là thú nghệ thuật xa xỉ, cao cấp, không dành cho ông.

   Bạn bè lâu năm của ông nói rằng, cắt giảm chi phí không chỉ là bệnh nghề nghiệp mà còn là một sở thích của Dimon. Kinh hoảng khi thấy con gái mỗi ngày phải vứt đi một chiếc khăn mặt, Dimon đã đề ra một quy định: chỉ cấp cho cô bé mỗi tuần một chiếc khăn. Bạn bè ông cũng một phen bị sốc khi Dimon kể rằng, ông vẫn mặc chiếc áo thun có in logo của Citigroup hàng mấy năm liền sau khi bị Sandy Well sa thải. hàng xóm của ông thì đã quá quen thuộc với cảnh mỗi tối thứ sáu ông lại đưa gia đình đến ăn ở một nhà hàng Ý bình dân gần nhà và chỉ cần nhìn thấy ông là anh đầu bếp biết ngay mình phải chuẩn bị món gì.

» Related Articles: