PIERRE CARDIN NGƯỜI CÓ CÁI TÊN GIÁ TRỊ NHẤT THẾ GIỚI Posts by : STEVE THAI

   Với người Pháp, ông nổi tiếng không kém hoàng đế Naponeon huyền thoại. Với thế giới, ông cũng hiện hữu liên tục trong cuộc sống của mọi người. Đó là Pierre Cardin - nhà thiết kế thời trang nổi tiếng - người có tên trên gần 1000 loại sản phẩm hàng hoá các loại.

   Hiện nay, đế chế kinh doanh của ông được mở rộng tại hơn 100 nước, cung cấp trực tiếp việc làm cho hơn 200 ngàn người trong hàng trăm nhà máy. Những sản phẩm của Cardin được tiêu thụ bởi 150 triệu người trên khắp thế giới và đem lại doanh thu khoảng 12 tỷ đô la hàng năm. Ông có hơn 500 bằng sáng chế trong thiết kế trang phục, kiến trúc, quảng cáo và giải trí…Tất nhiên, những gì mà ông có còn nhiều hơn thế…

   Từ một phụ may trở thành nhà thiết kế lừng danh
   Pierre Cardin sinh ngày 7 tháng 7, 1922, tại một thị trấn nhỏ gần Venice, Italy, trong một gia đình gốc Pháp. Bố Pierre Cardin  là một người sản xuất rượu và mong muốn cậu con trai tiếp quản việc kinh doanh của gia đình. Thế nhưng, chàng trai trẻ Cardin vốn được nuông chiều bằng múa ballet và nhà hát, bị mê hoặc bởi các bộ trang phục được thiết kế cho sân khấu lại mơ tưởng một sự nghiệp có tính nghệ thuật. Năm 14 tuổi, Pierre bắt đầu làm phụ tá cho một thợ may. Năm 23 tuổi, ông chuyển tới Paris, Pháp, học kiến trúc.

   Sau thế chiến thứ hai, một cơ hội mới mở ra cho Cardin với ngành thiết kế thời trang khi ông gặp gỡ hai nhân vật nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ và làm phim là Jean Cocteau và Christian Berard. Với vốn liếng may mặc đã có từ năm 14 tuổi, cùng với tài năng có sẵn, ông được mời thiết kế một số lượng lớn trang phục và mặt nạ cho một vài bộ phim để đời, chẳng hạn như "Beauty and the Beast" (Người đẹp và quái vật). Năm 1947, ông được mời làm việc cho hãng thời trang nổi tiếng của Pháp là 'Christian Dior' bấy giờ mới chỉ là một nhà may lớn . Chính tại nơi đây, ông định hình được tài năng và phong cách thiết kế cho mình.

   Năm 1950, Pierre Cardin  lập một nhà may của riêng mình chuyên về thời trang cao cấp. Ông bắt đầu nổi tiếng với tư cách là một thợ may luôn  tiên phong về mẫu mã và những thiết kế rất hiện đại của mình. Ông thích những kiểu hình khối và ren rời, hướng tới thời trang phù hợp cho cả hai giới. Năm 1954, bộ sưu tập nổi tiếng với những cách tân "bubble dresses" đã gặt hái được thành công trên khắp thế giới. 

   Tiếp đó, ông đi đến một bước đột phá mới cho thời trang cao cấp bằng việc cho ra đời bộ sưu tập Ready - to - wear ( hàng may sẵn). Điều này thực sự gây kinh ngạc và làm dấy lên làn sóng phản đối từ những nhà may cao cấp bấy giờ, bởi theo thông lệ, đồ may sẵn chỉ dành cho thứ quần áo hàng chợ rẻ tiền. Ông bị trục xuất khỏi hiệp hội những nhà may thời trang cao cấp Chambre Syndicale của Pháp. Không quan tâm đến điều này, ông mở các cửa hàng phân phối sản phẩm của chính mình. Cửa hàng đầu tiên có tên là EVE, sau đó là ADAM và hàng loạt những cửa hàng khác. Sự thành công vang dội của Ready -to-wear đã khiến các nhà may thời trang cao cấp khác nghĩ lại và quyết định "học hỏi". Cardin được mời trở lại thành thành viên danh dự của Chambre Syndicale.

   Tuy nhiên, tới khi Chambre Syndicale "nghĩ lại" thì sản phẩm của Pierre Cardin  đã tràn ngập thị trường trong và ngoài nước. Những bộ sưu tập của ông liên tục xuất hiện trên sàn diễn thời trang của các thành phố lớn như London, Montreal, Mexico, và Kyoto. Năm 1991, một show diễn thời trang của ông ở Moscow ( Nga ) có tới 200 ngàn khán giả. Tất nhiên, ngay sau đấy, những sản phẩm của ông được phân phối tới các cửa hàng, bán chạy như tôm tươi dù giá chẳng bình dân chút nào.

   Thiên tài trong kinh doanh tên - chính mình
   Pierre Cardin là một biểu tượng của ngành công nghiệp thời trang Pháp kể từ những bộ sưu tập đầu tiên của ông vào những năm 50 và 60. Là một doanh nhân sắc sảo, Cardin tự hào chưa bao giờ phải vay mượn ngân hàng. Ông tự động làm tài chính cho tất cả và đầu tư lại lợi nhuận của mình vào bất động sản. 

   Không chỉ đặt tên mình cho các sản phẩm thời trang. Pierre Cardin còn khéo léo gắn tên mình vào tất cả tài sản, sản phẩm mà ông sở hữu. Tại những cửa hàng trong chuỗi nhà hàng Maxim được ông mua lại, người ta thấy những chai rượu, những ly cà phê, những món ăn đặc biệt mang tên Pierre Cardin. 

   Không dừng lại ở đó, ông còn làm cho tên mình thành một thứ thương hiệu vĩnh cửu khi quyết định bán thương hiệu Pierre Cardin cho nhiều hãng sản xuất khác. Người ta thấy tên Pierre Cardin trên chăn ga gối, đệm, rèm cửa, thậm chí cả các thiết bị nhà tắm... 

   Ngoại giao xuất sắc 
   Từ năm 1962, giải thưởng Pierre Cardin Prize được trao hàng năm cho nhà thiết kế xuất sắc nhất thế giới. Phòng trưng bày Espace Cardin cũng thường  mở rộng cửa ủng hộ những người có tài trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác.

   Ông được cử làm đại sứ thiện chí của UNESCO năm 1991. Ông liên tục ủng hộ tổ chức thế giới nghiên cứu và ngăn ngừa AIDS.  Mr. Cardin đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo như chiến dịch vì lợi ích của những nạn nhân vụ nổ hạt nhân ở Chernobyl. Ông là một traveler toàn cầu với sứ mệnh truyền bá thông điệp về hội ái hữu và sự đoàn kết khắp thế giới. 

» Related Articles: