CHOLESTEROL VÀ SỨC KHOẺ CỦA CON BẠN Posts by : STEVE THAI

   Khi con mình có những nguy cơ bệnh tim mạch và những triệu chứng bệnh bất ngờ, nhiều gia đình đã không hề nghĩ tới cholesterol. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho biết rằng hàm lượng cholesterol cao trong máu là một nhân tố quan trọng gây nên những căn bệnh nguy hiểm đó, và những nghiên cứu y khoa gần đây nhất cho thấy bệnh về động mạch vành có những cội rễ ngay từ thời thơ ấu. Hàm lượng cholesterol của những đứa trẻ đã không được theo dõi cho đến thời gian gần đây. Một vài chuyên gia cho rằng cholesterol ở những đứa trẻ là một vấn đề y tế chưa được thông báo chính thức. Những năm vừa qua, những nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng béo phì và những mối lo ngại cho sức khoẻ từ tình trạng quá trọng lượng ấy. Và các bác sĩ khoa nhi cũng đã cho biết sự gia tăng đáng kể số trẻ em có lượng cholesterol cao. Bởi những vấn đề về sức khoẻ liên quan với lượng cholesterol cao nhìn chung không được chỉ rõ trong nhiều năm gây khó khăn trong việc kết nối sức khoẻ những đứa trẻ và cholesterol. Do đó, rất quan trọng để nhận thức đúng đắn về mức cholesterol của những đứa con của bạn, đặc biệt là khi gia đình bạn có tiền sử cholesterol cao. 

   Cholesterol là gì ? Cholesterol là một chất sáp được sản xuất bởi gan. Nó là một trong những chất béo mà cơ thể của bạn tạo thành và được sử dụng để xây dựng những vách tế bào, đồng thời tạo nên một vài hormones và mô. Dù bạn chưa từng ăn một ly kem hay một đĩa pho mát trộn thịt băm, cơ thể bạn vẫn có đủ cholesterol để chạy êm ả. Đó là bởi gan của bạn tạo ra đủ cholesterol để cơ thể vận hành một cách khoẻ mạnh. Thực tế, gan sản xuất khoảng 1,000 milligrams cholesterol một ngày. Phần còn lại đến từ những thứ bạn ăn. Mặc dù rau, hoa quả không có cholesterol, nhưng những thức ăn từ động vật thì dưới đây thì lại có: 

  •  Lòng đỏ trứng 
  •  Thịt gia súc 
  • Thịt gia cầm 
  •  Hải sản 
  •  Sữa nguyên chất (gồm sữa, bơ và kem) 


   Cholesterol hoạt động như thế nào? Cholesterol không tự chuyển qua cơ thể. Nó phải kết hợp với proteins để di chuyển qua những dòng máu tới nơi cần nó. Cholesterol và protein di chuyển cùng nhau được gọi là lipoprotein. Có hai loại lipoprotein quan trọng nhất : lipoprotein mật độ thấp (low-density lipoprotein - LDL) và lipoprotein mật độ cao (high-density lipoprotein HDL). Thi thoảng, bạn nghe các đồng nghiệp thì thầm với nhau: “Bác sĩ của tôi bảo tôi rằng LDL của tôi cao, và HDL thấp”. Ai đó tặc lưỡi với những cái gật đầu đầy dụng ý. Nhưng họ đang nói về cái gì ? 
LDL- lipoproteins mật độ thấp còn được gọi là “cholesterol xấu” là những kẻ vận chuyển cholesterol nguyên thuỷ. Nếu có quá nhiều trong máu, nó có thể tạo thành các mảng bám trên những vách động mạch vốn ảnh hưởng lớn đến tim và não. Những mảng này rắn và dày khiến mạch máu trở nên cứng hơn, chật hẹp hơn hoặc kết khối. Chứng xơ vữa động mạch là tên gọi cho hiện tượng kết khối huyết mạch. Nếu một cục máu tạo thành và bị mắc kẹt trong một động mạch, bạn có thể bị cơn đau tim. Chứng xơ vữa động mạch cũng làm giảm dòng máu chảy tới những bộ phận quan trọng khác, trong đó có ruột hay cật của bạn. 

   HDL - lipoproteins mật độ cao, còn được gọi là “cholesterol có ích” , vận chuyển ¼ tới 1/3 cholesterol còn lại của cơ thể bạn. HDL mang cholesterol từ động mạch và đem trở lại gan, nơi mà nó thực hiện chức năng của mình. Mức độ cao của LDL tăng nguy cơ của bệnh tim. Nhưng mức cao của HDL có thể bù đắp nguy cơ đó và giúp bảo vệ hệ thống tuần hoàn của bạn. Tuy nhiên, nhìn chung, hàm lượng cholesterol cao trong máu thường được hiểu là có thể dẫn tới những vấn đề khó khăn cho sức khoẻ. 

 

» Related Articles: