10 BỆNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÌNH YÊU Posts by : STEVE THAI

   1. Tim mạch
   Các bệnh mạch vành chỉ liên quan đến đời sống tình dục khi các động mạch mang máu tưới vào dương vật bị đóng lại. Trong trường hợp này, sự cương cứng sẽ giảm sút rõ rệt. Bệnh cao huyết áp có thể làm biến đổi tình trạng mềm dẻo của động mạch gây trở ngại trong việc cung cấp máu cần thiết cho sự cương cứng và chiếm tỉ lệ 1/7 tình trạng rối loạn cương dương. Một vài loại thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến sự cương cứng và các tác dụng phụ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng xấu đến tình chăn gối. Nếu rơi vào trường hợp này, cần đổi thuốc trị bệnh tim mạch hoặc áp dụng một chế độ điều trị dành cho những người bị rối loạn cương dương.

   2. U tuyến tiền liệt
   U tuyến tiền liệt là những khối u lành tính phổ biến ở đàn ông (khoảng 40% đàn ông trên 50 tuổi mắc phải). Bệnh không tạo nên tình trạng bất lực mà là do tuổi tác. Sự rối loạn tình dục ở các bệnh nhân bị u tuyến tiền liệt thường là do mặc cảm đang đến tuổi suy thoái nên chất lượng tình yêu giảm sút thể hiện bởi các rối loạn đường tiết niệu kèm theo với khối u tiền liệt tuyến.

   3. Tuổi mãn kinh
   Trong thời kỳ mãn kinh, đường sinh dục phụ nữ có nhiều thay đổi như khô âm đạo, giảm đàn hồi khiến cho việc giao hợp trở nên đau đớn dẫn đến giảm khoái cảm. Ngoài các biện pháp... bôi trơn, việc "hoạt động" đều đặn có thể giúp cho đường âm đạo được... "thông thoáng" hơn. 

   4. Mất cân bằng nội tiết tố
   Cũng giống như phụ nữ ở tuổi mãn kinh, đàn ông cũng chịu cảnh "hiu hắt" với sự sút giảm sản xuất nội tiết tố testosterone dẫn đến giảm ham muốn tình dục, giảm sút khối lượng cơ, tỉ trọng xương, thay đổi tính khí và kém năng lực. Sau khi xét nghiệm định lượng, một liều điều trị nội tiết tố bổ sung tiếp theo có thể cải thiện tình hình, tuy nhiên liệu pháp này có thể làm phát triển ung thư tuyến tiền liệt và làm rụng tóc.

   5. Ung thư
   Sự ham muốn tình dục ở người bị ung thư thường giảm sút theo tình trạng stress như buồn phiền, âu lo do tiến triển của tình trạng bệnh và sự giảm sút thể lực. Mệt mỏi, sút giảm thăng bằng nội tiết tố sẽ kéo theo sụt giảm khoái cảm. Kèm theo đó nỗi lo sợ không thoả mãn được người bạn đời gây khó khăn cho việc leo tới đỉnh. Các liệu pháp dùng thuốc hay phẫu thuật cũng kéo theo đau đớn khi cương cứng và quan hệ. Mặt khác, sự cắt bỏ một vài cơ quan (vú, dịch hoàn…) có thể làm cho bệnh nhân bị trầm uất và ngăn cản việc đạt đến khoái cảm. 

   6. Đái tháo đường
   Thực ra, bệnh đái tháo đường không ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục. Nhưng nếu không được điều trị thì bệnh sẽ gây ra rối loạn thần kinh kéo theo rối loạn cương dương. Với những người bị bệnh đái tháo đường tuổi từ 20 đến 60, rối loạn cương dương chiếm tới 30% và lên đến 50% trong lứa tuổi 50-60. 

   7. Cắt bỏ tử cung
   Sự cắt bỏ buồng trứng có thể xảy ra khi bị ung thư kèm theo sụt giảm khoái cảm. Các liệu pháp nghiên cứu là sử dụng testosterone (nội tiết tố nam được tổng hợp với liều thấp dùng cho buồng trứng).  Thủ thuật cắt bỏ tử cung không phải lúc nào cũng gây ra rối loạn hoạt động tình dục. Phụ nữ bị khối u ở tử cung thường đau đớn trong quan hệ. Nhưng sau khi phẫu thuật, họ thường hết đau nhức, gia tăng ham muốn, gia tăng tần số quan hệ kể cả cường độ khoái cảm. Chỉ có một bất tiện, đó là tình trạng khô âm đạo. 

   8. Thủ thuật “stomie”
   “Stomie” là thủ thuật tạo lỗ thông nhân tạo ra ngoài da cho ruột non hay niệu quản khi bị ung thư ruột già hay bệnh lý ở bàng quang. Khoảng 70% bệnh nhân được tạo ống thông nhân tạo nhận xét rằng đời sống tình dục họ bị giảm sút. Thủ phạm chính là mô xốp của dương vật trao đổi oxy kém và gây nên giảm sút năng lực cương cứng. Cần tái rèn luyện sớm bằng hướng điều trị thích hợp cho đến khi bắt đầu xuất hiện các phản xạ cương cứng tự nhiên.  

   9. Bệnh ở cột sống
   Các trường hợp bệnh ở tuỷ sống sẽ dẫn đến kém hoạt động hệ sinh dục và tiết niệu, giảm cực khoái. Người bệnh cần được tái tập luyện với sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn, kích thích tạo cương cứng, sử dụng các bộ phận giả hoặc chích thuốc… để giúp cải thiện tình trạng suy kém trong tình chăn gối. Bị liệt do chấn thương cột sống không có nghĩa là bị tước bỏ mọi khả năng trong đời sống tình dục.

   10. Viêm khớp
   Các bệnh khớp thường gây trở ngại trong sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, tuỳ theo vị trí các khớp bị đau mà có thể khắc phục bằng các kinh nghiệm riêng tư như dùng gối, nệm hoặc các tư thế thuận lợi để giảm đi đau đớn và vẫn giữ được ham muốn. Các trục trặc sinh lý đôi khi không có nguồn gốc từ cơ thể. Bệnh nhân cảm thấy giảm sút, sợ hãi mình sẽ kém cỏi. Từ đó tình trạng stress xuất hiện cũng gây nên rối loạn cương cứng kể cả xuất tinh. Đấy là những nguyên nhân tâm lý và thường xuất hiện trong đa số các rối loạn sinh lý ở đàn ông

» Related Articles: