TẠI SAO CHÚNG TA GIÀ Posts by : STEVE THAI

   Các giác-quan của chúng ta (ngủ-giác: thị-giác, thính-giác, khứu-giác, vị-giác và xúc-giác) cũng bị tuổi già ảnh-hưởng.
   Vị-giác và khứu-giác: 
Muốn thưởng-thức thức-ăn ngon thì chúng ta phải nếm và ngửi mùi-vị của thức ăn, nhưng khi lớn tuổi rồi thì những “tế-bào nếm” trên lưỡi và tế-bào khứu-giác trong mũi không còn bén nhạy nữa, không còn phân-biệt mùi-vị rõ-ràng, nên chúng ta thường nghe những người già than-phiền là “ăn” không còn ngon miệng nữa vì vậy họ không muốn ăn, do đó mà bị sụt cân. Nên nói thêm là những người hút thuốc nhiều thường ăn rất ít ví các tế-bào vị-giác đã “lờn” rồi vì chất nicotin, do đó khi họ bỏ hút thuốc các tếbào vị-giác trở lại bình thường thì họ ăn rất nhiều vì ngon miệng, nên lên cân dễ-dàng. 
     Thị giác:

Thị-giác của mắt cũng giảm bớt vì thủy-tinh thể (lens) bớt co-giãn nên chúng ta bị viễn-thị, không nhìn gần được, phải cần đeo "kính lão" mới đọc sách được, đôi khi không nhìn rõ ban đêm. Ngoài ra còn bị các bệnh về mắt khác như: bị cườm, bị tăng nhãn-áp (glaucoma), macular degeneration…, khô mắt vì tuyến nước mắt đã khô-cạn, tiết rất ít nước mắt. Các mô mỡ chung quanh mắt teo lại nên làm cho mắt bị lõm vào. 
      Xúc-giác:

Da của người cao niên bớt sự mềm-mại, bị nhănnheo, dễ xếp lại, khô-khan, không còn cảm-giác nhiều như lúc còn trẻ khi được sờ mó vì các tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn đã khô-cạn. 
      Thính-giác:

 Tai của người già nghe không còn rõ nữa vì người già bị "lảng tai" do sự lão-hóa, phần khác vì lúc còn là thanh thiếu-niên họ thích nghe nhạc lớn và hay mang headphone để nghe nhạc cho lớn mà không làm phiền mọi người chung quanh. Người già không còn nghe những tiếng ở âmvực cao (high tone) đặc-biệt là đàn ông. Ngoài ra sự dinh-dưỡng, môitrường chung quanh, nghề-nghiệp (làm việc trong môi-trường có nhiều tiếng động rất lớn: máy-móc, phi-cơ, ban nhạc kích-động….) cũng ảnh-hưởng đến thính-giác. Hệ-thống xương của chúng ta khi về già cũng bị loãng bớt, nhẹ bớt, xốp hơn vì mất các chất khoáng. Xương dễ bị gãy hơn vì thiếu chất vôi. Bệnh xương xốp đặc-biệt ở phụ-nữ sau tuổi hết kinh-nguyệt còn trầm-trọng hơn ở nam-giới. Vì khi bị gãy, xương của người cao-niên lâu lành hơn, cần nhiều thời -gian nằm dưỡng bệnh. Vì vậy người lớn tuổi đi đứng phải thật cẩn-thận, đừng để bị té ngã, va-chạm mạnh. Người lớn tuổi phải cần uống phụ thêm chất calcium cùng với sinh-tố D, có nhiều trong sữa, trứng….nhất là phụ-nữ, dù uống trễ cũng còn hơn không. Hệ-thống đường tiểu cũng vậy. Vào khoảng trên 30 tuổi quả thận bắt đầu teo nhỏ lại và làm việc chậm đi và bàng-quang (bọng đái) không co-giãn thêm được khiến chúng ta phải đi tiểu nhiều lần hơn. Việc “không nín tiểu được” là một vấn-đề mà rất nhiều cao-niên mắc phải. 

 


     Người ta ước-lượng có đến 20% người cao-niên sống ở nhà và có đến 15% các vị cao-niên sống ở các viện dưỡng-lão không nín tiểu lâu được. Quí-vị này nhiều khi phải mang tả (diapers) Các người caoniên bị triệu-chứng này nhiều khi làm cho họ rất xấu-hổ nên không nói với bác-sĩ của họ, mà thật ra triệu-chứng này cũng rất khó chữa, bằng phẫu-thuật, bằng cách tập phương-pháp Kegel. Và sau cùng là vấn đề sinh-lý tình-dục (sex) Đối với đa-số người thường thì họ nghĩ rằng những người già nam hay nữ không có hoặc không cần có nhu-cầu sinhlý. Các nhà nghiên-cứu gần đây cho biết rằng đa-số người cao-niên vẫn có nhu-cầu và vui thích trong vấn-đề sinh-lý cho dù họ đã 70, 80 tuổi hoặc hơn nữa. Đó là nói các trường-hợp xảy ra trước khi các loại thuốc Viagra, Levitra, Cialis được tung ra thị trường. Tuy nhiên ảnh-hưởng của việc lão-hóa đến vấn-đề sinh-lý tuy từ-từ nhưng càng ngày càng rõ-ràng khi chúng ta lớn tuổi, chắc mỗi người cao-niên ai cũng cảm thấy điều đó. Các phụ-nữ sẽ bị hết kinh-nguyệt lúc trên dưới 50 tuổi. Khi chất kích-thích-tố estrogen giảm và không thể thụ thai được khi buồng trứng không còn trứng để rụng xuống tử-cung nữa… Vì thiếu estrogen nên các màng trong âm-đạo bị mỏng và thiếu chất nhờn nên làm cho sự giao-hợp trở nên đau-đớn và không còn hứng-thú. Một số phụ-nữ cho rằng sự mãn kinh làm cho họ không còn hứng-thú trong vấn-đề sinh-lý, tuy nhiên một số khác thì bảo rằng đời sống sinh-lý của họ mạnh-mẻ hơn bao giờ hết (hồi xuân). Có lẽ là vì họ không còn sợ bị thai-nghén nữa hoặc không bị ảnh-hưởng của kinhnguyệt. Vấn-đề này tùy theo từng cá-nhân. Về phần đàn ông, cũng có rất nhiều thay-đổi theo thời-gian. 
     Sau 40 tuổi, sự cương cứng của bộ-phận sinh-dục bắt đầu giảm, cũng như khối-lượng và cường-độ của sự xuất-tinh cũng bớt dần. Thời-gian “hồi-phục” sau khi xuất-tinh kéo dài lâu hơn và sự ham muốn giảm bớt. Những người trẻ chỉ nghĩ hoặc nhìn đến những hình-ảnh cũng đã thấy bị kích-thích, với người cao-niên cần phải có sự va-chạm trực-tiếp mới gây ra sự ham muốn dục-tình (libido) vì nồng-độ của kích-thích tố nam trong máu là testosterone và các kích-thích tố khác cũng bị giảm xuống đến 40% lúc đến tuổi 60, 70. Như đã nói ở phần trên, mặc dầu tuổi già có ảnhhưởng rất nhiều đến nhu-cầu sinh-lý, nhưng các chuyên-viên nghiên-cứu và điều-trị các sự rối-loạn về vấn-đề sinh-lý tình-dục, đặc-biệt là Masters & Johnson cho biết rằng, theo lý-thuyết thì mỗi người cao-niên cả nam lẫn nữ đều vẫn vui-thú về sinh-lý cho đến cuối đời nếu chúng ta vẫn khỏe-mạnh. Một điều nên nhớ là về vấn-đề sinh-lý tình-dục, nếu chúng ta không thường dùng thì sẽ mất (if you don't use it, you will loose it) Ta ít dùng thì sẽ quên, dùng nhiều thì sẽ nhớ đến nhiều. Đặc-biệt là muốn cho nhu-cầu sinh-lý tăng lên thì phải giảm hút thuốc. Người hút thuốc nhiều sẽ có ít nhucầu, vì chất nicotin trong thuốc lá có hàng trăm độctố, làm hại đến tinh-trùng trên nhiều phương-diện. Ai cũng biết đến sự khoái-cảm khi liên-hệ tình-dục, ngoài ra những liên-hệ này tốt không những cho tinhthần của cả 2 người mà còn tốt cho cả thể-xác nữa. Đây không phải là lý-thuyết mà điều này được chứngminh trong rất nhiều sự nghiên-cứu: Đại-Học Duke, rất nổi tiếng của Hoa-Kỳ, về sự sống lâu của người già, cho thấy có 1 sự liên-hệ trực-tiếp giữa nhịp-độ (fre- quency) của sự giao-hợp và sự sống lâu. Một sự nghiên-cứu gần đây ở nước Anh cho thấy là tỷ-lệ những người đàn ông có liên-hệ sinh-lý nhiều hơn thì sống thọ hơn là những người có ít liên-hệ sinh-lý, dĩ nhiên đây chỉ là một điều-kiện quan-trọng trong những điều-kiện giúp chúng ta sống lâu mà chúng tôi sẽ đềcập trong những bài viết sau này. Điều này cũng có thể áp-dụng cho cả phụ-nữ nữa. 
     Có một điều chúng ta nhận thấy là cho dù chúng ta muốn, nhưng “cơ-thể” không cho phép thì cũng không được. Đây chỉ nói đến phần của nam giới mà thôi. Nếu “cơ-thể” của chúng ta cho phép thì có nghĩa là chúng ta đang khỏe-mạnh, có thể làm công-việc "mệt nhọc" đó được. Nhưng hiện nay sự phát-minh của nhiều thuốc mới, mà quí-vị đã có nghe và thấy quảng-cáo trên TV như Viagra, Levitra hay Cialis sẽ giúp cho “cơ-thể” chúng ta hoàn thành nhiệm-vụ. Tuy nhiên quí-vị cao-niên namgiới phải theo lời chỉ-dẫn của bác-sĩ khi dùng các thuốc này. Hiện nay, để cho “nam nữ bình quyền”, các khoahọc gia cũng đang nghiên-cứu các thuốc tương-tự cho phụ-nữ cao niên. Để kết-thúc bài này, nói về những nguyên-nhân làm chúng ta già mà không đề-cập đến ảnh-hưởng của stress (căng-thẳng) là một thiếu-sót lớn. Rất khó dịch cho đúng nghĩa rõ-ràng chữ “stress” bằng một danh-từ trong tiếng Việt. Tôi tạm dịch là căng-thẳng, tuy nhiên danh-từ “căng-thẳng” không nói lên hết ý-nghĩa của danh-từ “stress” được. Sự căng-thẳng là mốt phần của đời sống hằng ngày của chúng ta, cho dù chúng ta sống ở đâu, thành-thị hay thôn quê, chúng ta giàu hay nghèo, theo tôn-giáo nào, nam hay nữ, chúng ta không thoát khỏi được sự căng-thẳng. 
Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là giảm bớt sự căng-thẳng một phần nào mà thôi, để nó khỏi ảnh-hưởng đến sức-khỏe của chúng ta và làm chúng ta già thêm. Nhất là những sự căng-thẳng kinhniên xảy ra hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Quí vị cứ xem hình-ảnh của các vị tổng-thống Hoa-Kỳ khi mới lên nhậm chức và vài năm sau khi làm tổngthống là một thí-dụ điển-hình. Với quí vị đó, tóc bạc thêm, da nhăn thêm, có nét mệt-mỏi hơn so-sánh với người bình thường trong cùng một thời-gian đó. Phải phân-biệt 2 loại căng-thẳng: căng-thẳng tốt, thí-dụ như sự kích-thích, hưng-phấn hoặc sự lo-lắng khi chúng ta xem TV các chương-trình thể-thao, chờ đợi một kết-quả nào đó …, làm cho tim chúng ta đập nhanh hơn, tay rịn mồ hôi, thở nhanh hơn….Thường thường các sự kích-thích này chỉ ngắn hạn, tạm-thời mà thôi. Căng-thẳng xấu cũng có những kết-quả như trên nhưng các sự kích-thích đó ảnh-hưởng đến tâm-thần, thí-dụ như suýt bị một tai-nạn xe cộ, sợ bị mất việc hay sợ mắc một bệnh hiểm-nghèo (ung-thư). Không giống như các căng-thẳng tốt, các căng-thẳng xấu có ảnhhưởng lâu dài ngày này qua ngày khác không ngừng cho đến khi chúng ta sa-sút cả tinh-thần lẫn thể-xác.
     Các căng-thẳng xấu nếu được tiếp-tục hết trường-hợp nầy đến trường-hợp khác sẽ làm cho các tế-bào bị tổn-thương nhiều, vì các hợp-chất tự-do (free radical) làm giảm hệ-thống miễn-nhiễm của cơ-thể, tăng ápsuất máu, tăng cholesterol và có thể gây ra các triệuchứng thông-thường sau đây: nhức đầu, đau cổ, đau lưng, tim đập không đều, tiêu-hóa không tốt, kinhnguyệt không điều-hòa nếu còn trẻ, mất ngủ, mệt-mỏi kinh-niên mà không có nguyên-nhân rõ-ràng, dễ bị đau ốm và cảm cúm, tính-tình dễ thay-đổi…. Bị nhiều triệu-chứng đó ảnh-hưởng làm sao chúng ta không “chóng già” được. Trong bài này tôi đã giải-thích tại sao chúng ta già, trong những bài kế tiếp tôi sẽ trình-bày những phươngpháp làm chúng ta “chậm già” để còn hưởng-thụ những lạc-thú ở đời dù ở tuổi nào. 

 

» Related Articles: