THÀNH CÔNG TRONG CÔNG VIỆC MỚI Posts by : STEVE THAI

   Cho dù bạn đang thay đổi công việc giữa sự nghiệp hay bắt đầu một công việc mới ngay sau khi ra trường, luôn có những cạm bẫy chờ đợi bạn. Bạn có biết cách để tránh chăng? Hãy tiến hành trắc nghiệm nhỏ dưới đây

   1. Năm phút từ lúc này, bạn sẽ bước vào thang máy mà tại đó chỉ có duy nhất bạn và CEO của công ty, người bạn chưa từng bao giờ gặp trước đó. Bạn sẽ:
   A. Hoàn toàn im lặng và không nói câu gì.
   B. Giới thiệu về bản thân và đưa ra một bản tổng kết trong 30 giây về công việc bạn đang làm và tại sao bạn yêu thích nó.
   C. Trò chuyện về thời tiết.

   2. Bạn có điều gì đó quan trọng để đóng góp vào dự án của tập thể. Làm thế nào để ý kiến của bạn được mọi người lắng nghe mà không bị "coi thường" vì bạn là nhân viên mới?
   A. Khẳng định phương pháp của bạn, sử dụng những dữ liệu và nghiên cứu thích hợp, và giải thích rõ tính logic của vấn đề.
   B. Gặp gỡ với từng đồng nghiệp để gây dựng sự giúp đỡ, ủng hộ trước khi đề xuất chính thức trước cả nhóm.
   C. Nói với các đồng nghiệp của bạn rằng họ sai và bạn có các câu trả lời.

   3. Tủ quần áo công sở của bạn gồm:
   A. Những bộ quần áo bạn mặc trong ghế nhà trường.
   B. Những bộ quần áo bạn mặc khi làm công việc gần đây nhất.
   C. Quần áo được thay đổi để thích hợp nhất với môi trường làm việc mới (phần nào đó phổ biến hơn, nhẹ nhàng hơn, hay màu sắc hơn...)

   4. Các đồng nghiệp của bạn được yêu cầu đánh giá mức đóng góp của bạn cho công ty vào một dịp đánh giá công việc. Họ nói gì về bạn?
   A. Đã làm một công việc tuyệt vời trong dự án, đóng góp những ý kiến xuất sắc và luôn theo sát công việc.
   B. Thật là một nhân viên tốt.
   C. Tôi không biết đủ về anh ta để đánh giá công việc của anh ta.


   5. Sếp nghe lỏm được bạn giải thích về vai trò, công việc và các kết quả mong đợi của bạn. Phản ứng của sếp là gì?
   A. Anh thật biết suy nghĩ.
   B. Nghe như bạn đang nhìn vào hai tấm bản đồ khác biệt.
   C. Lo lắng rằng bạn có thể bỏ qua một vài chi tiết nào đó.

   6. Các đồng nghiệp là những người bạn có thể tìm thấy sự giúp đỡ và kiến thức. Bạn sẽ đề nghị họ làm gì cho bạn trong vòng tuần tới?
   A. Một cốc cà phê đen lớn với hai viên đường.
   B. Giúp bạn hiểu được điều gì đã giúp đỡ họ thành công trong công việc.
   C. Giải thích cách thức làm việc và ai là người có ảnh hưởng lớn tại văn phòng.

   7. Sếp vừa mới thông báo cho bạn biết rằng dự án lớn kế tiếp của bạn sẽ cần kết thúc trước hạn định khá nhiều thời gian. Bạn chắc chắn rằng mình khó có thể hoàn thành đúng hạn định này. Phản ứng thích hợp nhất là:
   A. Khăng khăng rằng việc này không thể hoàn thành được nhanh như vậy.
   B. Cười và nói "Không thành vấn đề"
   C. Đề nghị sếp đưa ra cho bạn một vài cách thức khác nhau nhằm giúp bạn và tập thể hoàn thành công việc đúng hạn (chẳng hạn như bổ sung nhân lực, thu hẹp phạm vi dự án...)

   8. Đã đến lúc bắt tay vào dự án đầu tiên của bạn. Bạn sẽ khởi động như thế nào?
   A. Bắt tay vào việc luôn; có một vài hạn định cần đạt được.
   B. Kiểm tra các mục tiêu của dự án và xây dựng một kế hoạch để xác định các nguồn lực, thời gian cần thiết.
   C. Không quá vội vàng bởi vì dự án có thể thay đổi.

   Kết quả:
   - Trả lời đúng 0-2 câu: Đây có thể không phải là một công việc lâu dài của bạn. Hãy đề nghị sếp và các đồng nghiệp đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng và tự nỗ lực tiếp thu những đề xuất của họ để cải thiện hoạt động công việc hiện tại của bạn.
   - Trả lời đúng 3-6 câu: Bạn đang làm khá tốt công việc, nhưng có một vài khía cạnh công việc (hay văn hóa công ty) bạn cần quan tâm tìm hiểu kỹ lưỡng hơn. Hãy chú ý đến điều đó và tiếp tục nỗ lực!
   - Trả lời đúng 7-8 câu: Xin chúc mừng! Bạn sẽ thành công với công việc hiện tại! Nhưng đừng vội yên tâm với vòng nguyệt quế này: hãy hỏi sếp, và nếu có thể là một vài đồng nghiệp gần gũi nhất, rằng có điều gì bạn có thể làm tốt hơn không. Sau đó cố gắng làm theo đúng như vậy.

   Trả lời:
   1. B: Tốt nhất là nói về công việc mới của bạn. Những lời tán gẫu về thời tiết không ích lợi gì cả, tại sao bạn lại lãng phí cơ hội để CEO biết rằng bạn là một thành viên có giá trị trong tập thể?

   2. B: Việc nói với các đồng nghiệp rằng bạn có một vài câu trả lời sẽ chỉ làm mọi người xa lánh bạn, và tuy sự thật và yếu tố logic là tuyệt vời, bạn vẫn sẽ khá rủi ro khi muốn trở thành một người "cái gì cũng biết". Tốt hơn cả là xây dựng sự ủng hộ của tập thể trước tiên.

   3. C: "Quần áo thích nghi với môi trường làm việc mới" là câu trả lời chính xác nhất. Việc chú tâm tới cách ăn mặc của bạn có thể nghe khá bình thường, nhưng nó sẽ đưa ra tín hiệu cho thấy bạn đang cố gắng thích nghi với văn hóa công ty mới.

   4. A: Được nhận xét là một nhân viên tốt thật tuyệt vời, nhưng mọi người hiếm khi đạt được nhận xét này. Tốt hơn cả bạn cần được các đồng nghiệp biết đến và tôn trọng như một người luôn hoàn thành tốt công việc.

   5. A: "Anh thật biết suy nghĩ" là câu trả lời thích hợp nhất. Để bảo đảm điều này, trong những tuần đầu tiên của bạn tại bất cứ cơ quan mới nào, hãy nói chuyện thường xuyên với sếp, đề nghị sếp cho biết ý kiến về bạn và chắc chắn rằng bạn hiểu chính xác sếp mong đợi gì ở bạn.

   6. B: Bạn hãy đề nghị các đồng nghiệp giúp bạn hiểu được điều gì đã đem lại cho họ thành công trong công việc. Các đồng nghiệp của bạn không phải là người đưa bạn đi uống cà phê. Và lúc này, việc tập trung quá nhiều vào quan hệ nội bộ có thể khiến bạn rất dễ phải lắng nghe những lời mách lẻo và nhiều sự lôi kéo khác của các đồng nghiệp.

   7. C: Bạn hãy đề nghị sếp đưa ra cho bạn một vài cách thức khác nhau nhằm giúp bạn và tập thể hoàn thành công việc đúng hạn. Việc nói "không thành vấn đề" là thiếu thích hợp. Còn nói rằng không thể hoàn thành sẽ chỉ biểu lộ bạn là người thiếu chuyên nghiệp.

   8. C: Việc chờ đợi những sự thay đổi có thể chỉ làm lãng phí thời gian quý báu, nhưng quá vội vã bắt tay vào công việc có thể khiến bạn đi sai hướng. Vì vậy, tốt hơn cả bạn nên suy nghĩ cẩn thận về dự án, tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp và chuẩn bị đưa ra cho sếp một bản báo cáo tiến trình công việc - để bảo đảm rằng bạn đi đúng hướng.

» Related Articles: