SÂN KHẤU CUỘC ĐỜI Posts by : STEVE THAI

Chân đã mỏi, bước phong trần đã mỏi. 

Có nơi nào? Để dừng bước phong vân. 

Ôi thế sự - Có không đời vẫn thế. 

Vẫn cưu mang - vẫn nặng nợ phong trần.

28 năm tôi xa quê và cũng 28  năm xứ Đà Lạt của tôi không ít thì  nhiều cũng đã phai nhạt màu xanh  thông của núi rừng hùng vĩ hiên  ngang giữa bốn bề mưa giông giá  lạnh? Những con suối nguồn có  còn lặng lẽ êm đềm xuôi chảy!  Những đồi thông cỏ xanh mướt lịm  nghe nói bây giờ đã trở thành khu  du lịch khang trang, nhưng tấm  lòng của người dân hiền hòa Đà  Lạt bây giờ đang cạn hẹp và ngổn  ngang những gai góc tình người.  Tôi vượt biên ngày 20 tháng 8  năm 1978, đó là ngày cuối cùng tôi  gặp mẹ tôi trước khi ra đi. Và đến  tháng 2 năm 1995 tôi trở về Việt  Nam để thọ tang mẹ, vĩnh viễn  không bao giờ được nhìn thấy mẹ,  sau những năm dài xa cách bây giờ  chỉ thấy mẹ với bức hình trên chiếc  quan tài đã đậy nắp kín bên cạnh  khói hương ngào ngạt khắp nhà.  Có những lỗi lầm mà mình không  bao giờ quên được, có những lỗi  lầm mà mình không thể biện minh  bằng lý do này hay lý do khác.  Suốt đời tôi sẽ hối hận điều này.  Có biết bao nhiêu người mẹ đã gian  nan, chịu đựng đi bên cạnh bước  chân thơ dại của con mình, có biết  bao nhiêu người mẹ còn giữ cho  đời một chút màu xanh hy vọng?  Mẹ tôi là một trong những người  mẹ đó.  
Tôi lớn lên và sanh ra trong một  gia đình nghèo, mẹ tôi mua thúng  bán bưng. Gánh trầu cau là lẽ sống  của gia đình chúng tôi, có khi mẹ  tôi nấu Mì Quảng, bún bò bán ở  bến xe Minh Trung chợ Đà Lạt.  Ngoại tôi có một sạp bán trầu cau  trong chợ, lúc nhỏ khoảng thời gian  ba tôi bị bình xuyên bắt, lúc tôi mới  sanh ra được 3,4 tháng. Ngoại tôi  ẵm tôi ra chợ và nuôi tôi trong một  cái mền, đặt tôi nằm sau lưng của  ngoại bán hàng, vậy mà tôi lớn lên  khi cái mền đắp ngoài chợ lòi hai  cái chân của tôi ra ngoài, tôi thèm  có được con búp bê, ngoại hà tiện  không có tiền mua, phải đợi xin  một con búp bê bị cháy của con  nhỏ tên Thu, bằng tuổi tôi, chơi  chán bỏ ra ngoài. Ngoại lượm  mang về cho tôi chơi. 

    Đó! tuổi thơ của tôi là thế đó,  không màu mè, giấu diếm, không  thuộc con của hoàng tộc - hoàng  gia gì cả. Một tuổi thơ đầy ước mơ,  thiếu thốn nhưng lại được rất hạnh  phúc trong vòng tay của ngoại, của  mẹ và cũng chính những điều này  khi lớn lên ngoại và mẹ của tôi đã  đặt tôi trang trọng trên chỗ ngồi  của lòng can đảm, để từ đó tôi  bước ra đời bằng bước đi chân  cứng đá mềm. Mẹ tôi quê mùa, ít  học, miệng ăn trầu không nghỉ,  nhưng với tôi cuộc đời tôi sẽ không  lớn lên và trưởng thành nếu không  có người mẹ quê mùa này.  Từ những miếng trầu, buồng  cau đó, mồ hôi, nước mắt khổ đau,  đã được lau khô, hạnh phúc và  niềm đau cũng được gói ghém trong đó, tôi lớn lên theo những  mùi thơm của lá trầu xanh, của  những buồn cau xinh đẹp, toát ra  từ nỗi buồn như hóa thân của thời  gian.
      Dù bây giờ không còn bóng  dáng của mẹ hiền nhưng sao trong  lòng tôi vẫn thấy nó chứa đựng bao  điều mới mẻ.  Tôi là ca sĩ, có chất giọng, có  năng khiếu, có chút ít kiến thức về  âm nhạc, tôi dư thừa khả năng để  hát đủ loại nhạc, nhưng tôi lại thích  những bản nhạc dễ đi vào đại đa  số quần chúng, rất dễ hiểu bở tôi  yêu người nghèo, tôi thương người  thất học, chỉ có những người này  đa số khao khát tình thương tình  người, thèm khát tình yêu và mang  nhiều ước mơ. Có người bảo tôi hát  nhạc "sến". Không sao cả, quý vị  cao sang, quý vị trưởng giả, quý vị  cứ việc hãnh diện với cái vỏ bên  ngoài của quý vị, chẳng liên quan  gì đến vấn đề chống cộng cả, sến  hay sang chỉ là danh từ, cái quan  trọng là hãy tự nhìn lấy mình, coi  mình có thành kiến, hay lòng ganh  tị hay không? Nếu có thì xin đừng  chê bai nữa, nhạc là nhạc, ông tổ  của nghề ca hát là tổ cải lương,  các nước văn minh, những người  nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam,  ai ai cũng khen âm nhạc của nước  mình quá phong phú, từ hát trù,  hát dân ca, cải lương là nét đặc thù  của miền Nam, khi nghe câu vọng  cổ ai ai cũng công nhận đó là cả  một trời quê hương đất nước. Vậy  mà cũng có người nghe cải lương  thì trề môi, ghê sợ, không biết họ  sợ cái gì? Họ sợ người ta nói họ là  thất học, là quê mùa chăng?  Thôi, xứ này là xứ tự do, ai  muốn làm gì thì làm, ai  muốn nghỉ gì thì nghỉ, ai  muốn thích gì thí thích,  đường ta ta cứ đi.  Trong đời sống, không  phải đơn điệu chỉ có áo  cơm danh tiếng, có công  danh hay thành đạt mà  phải có sự lãng mạn của  nắng mưa, của hạnh  phúc và những khổ đau  trộn lẫn.  Mỗi người có một định  mệnh, tôi  không ra khỏi định mệnh  đó. Bài  hát "nỗi buồn hoa phượng"  đã cắt hồn  tôi thành hai  mảnh đời  "màu hoa phượng thắm như máu con tim,mỗi lần hè sang kỷ niệm, người xưa biết đâu mà  tìm"  
Người xưa của tôi đã chết. Chết  tức tưởi trong ngày 30 tháng 4,  chết vì không đầu hàng cộng sản,  đó là mối tình đẹp, một mối tình  cao thượng và trân trọng trong đời  tôi. Bởi người xưa chỉ thích một  mình tôi hát và chỉ yêu bài "nỗi  buồn hoa phượng" mà thôi.  Nhiều người sẽ nghĩ, sao tôi  dám viết những suy tư, uẩn khúc  trong lòng ra đây, bộ không sợ ông  nhà tôi ghen chăng? Ông xã tôi là  một người đàn ông bản lãnh tuyệt  vời, tuyệt vời trong kiến thức và  quan niệm sống. Lấy một người  nghệ sĩ coi vậy chứ không phải dễ.  Vậy mà chúng tôi đã ở với  nhau 30 năm, 30 năm  không phải là dễ, vậy  mà chúng tôi sống  rất hạnh phúc, bởi  nhà tôi rất hiểu  và tôn trọng tôi.  Tôi thành  công trong  đường đời  cũng một  phần nhờ  sự giúp  đỡ của  nhà tôi, ngoài bổn phận là  một người  chồng, tôi  coi anh ấy  như ông  cha, ông anh  của mình.Ngày  xưa tôi sống  nhiều nước  mắt sau cuộc  đổi đời, tôi  hận người  này, tôi  ghét người kia , nhưng bây giờ thời gian trôi qua với  bể dâu, đảo điên của kiếp con  người, tôi hoàn toàn thay đổi quan  niệm sống. 
 Đối với tôi, hôm qua chỉ là giấc  mộng, ngày mai thì chưa đến, chỉ  biết ngày hôm nay và sống trong  hiện tại mà thôi, chỉ sống trong  hiện tại mới thấy yêu người, thương  người; sống trong hiện tại mới thấy  ý nghĩa của đời sống. Mặc cho ai  nghỉ về tôi thế nào cũng được,  khen cũng tốt, chê cũng không  sao. Miễn sao đêm về khi nằm trên  cái giường rồi, tôi biết tôi còn sống  và mỉm cười tự nhủ với mình "vui  quá hôm nay không làm điều gì sai  cả" như vậy là hạnh phúc lắm rồi.  Tôi nhắm mắt lại ngủ, sáng thức  dậy, thấy còn mang được đôi dép  thì lại biết mình được sống thêm  một ngày nữa. Nhiều người nghĩ tôi  tu hay thiền, tôi chẳng làm gì, bình  thường như bao người và luôn luôn  sẽ có những điều sai trái, khác  chăng là tôi luôn tự sửa lấy mình,  để biết nghiệp chướng, nghiệp  chướng của tiền kiếp cũng nhiều,  và hiện kiếp cũng không ít. Chỉ có  mình tự cứu mình, chỉ có mình tự  thắp đuốc mà đi. Đừng bao giờ dựa  vào ai cả. Nên tôi luôn luôn đi bằng  đôi chân của tôi.
       Bởi vậy tôi sống rất tự tin, thanh  thản và an phận. Có một người bạn  gọi điện thoại cho tôi, họ kể có một  bà chị tên là Hải ở Dallas nói "Shay  La là con của hải tặc Thái Lan, lúc  tôi đi vượt biên bị hiếp, chính bà  trông thấy tôi bị hãm hiếp" Nhiều  khi nghĩ trên đời này cũng có nhiều  hạng người chuyên đi tìm cái đau  khổ của người khác để làm niềm  hạnh phúc của mình. Nghe cũng  buồn cười và tội nghiệp cho khẩu  nghiệp của họ, nếu quả thật tôi là  kẻ bị hiếp thì tôi là kẻ đáng thương,  đáng tội nghiệp, sao lại đem điều  này để làm vui thiên hạ. Cũng may  cho tôi, Phương Hồng Quế la làng  "nói gì kì vậy, Shay La sanh tại Việt  Nam ngày mất tỉnh Buôn Mê  Thuột, tui và Giao Linh vào thăm ở  nhà thương Hoàn Mỹ..." Tôi nói với  Phương Hồng Quế hơi đâu mà để  ý, có như vậy mới gọi là xã hội  chứ. Hơn nữa làm nghề ca sĩ thì  phải tập nghe điều trái tai. Thôi  không nghĩ mấy chuyện "ruồi bu"  nữa, mặc ai chê khen thương ghét,  vô thường cả, sắc sắc - không  không.  Tôi chuẩn bị lên đường, ngày  mai qua Đài Loan, quay Video cho  Vân Sơn, và chắc chắn tôi sẽ tiếp  xúc và gặp những mảnh đời nghiệt  ngã của những cô gái nhà nghèo đi  lấy chồng Đài Loan. Chuyến đi này  nhiều nghệ sĩ lắm, hy vọng có gì  mới, tôi sẽ về kể cho quý vị nghe.  
“Sống với nhân gian trọn cuối ngày  Tính chi cho lắm vẫn là vay  Miên man sông núi tròn đêm thức  Bát ngát sao trời vẹn cuộc say”  (V-T)  


Thanh Tuyền 

» Related Articles: