Một năm mới lại đến và nó cũng mang theo những cơ hội, những hoài bão to lớn mà chính trong bản thân mỗi người chúng ta ai cũng luôn khát khao, tìm kiếm. Trong số báo này, Doanh Nhân đặc biệt giới thiệu đến quí độc giả một nhân vật còn rất trẻ, rất dễ mến mà những thành tựu của anh cũng là những ước mơ thầm kín của rất nhiều người trẻ tại thành phố Houston này, trong đó có cả những bạn trẻ tại toà soạn Doanh Nhân.      Đặt chân đến Hoa Kỳ khi 14 tuổi, anh đã phải bắt đầu một cuộc đời mới đầy thử thách và gian truân. May mắn thay, trong lúc đang làm nhân viên phục vụ tại nhà hàng Kim Sơn, anh đã trò chuyện cùng một người chủ của một công ty mua bán xe hơi. Sau khi học hỏi được vài kinh nghiệm, với bản chất thông minh và một tầm nhìn khác thường, anh đã tự lập cho mình một kế hoạch kinh doanh thật đáng phục. Chỉ trong một thời gian ngắn, anh đã trở thành một giám đốc của một trong những công ty chuyên mua bán xe hơi cao cấp lớn nhất, do người Việt làm chủ, tại Houston. Anh cũng vừa mới thu mua thành công một dealer xe cao cấp mang nhản hiệu SAAB tại Kingwood, Texas.
   Chín tuổi cha mất, để  lại một gia đình gồm  vợ và 6 đứa con nho,  chật vật về tiền và vật  lộn với cuộc sống tại  tỉnh Kiên Giang, Nam  Việt Nam. Ông Thanh  đi học nửa ngày và nửa ngày phải đi  bán kem và vé số để kiếm sống. Khi  ông 16 thì Nam Việt Nam sụp đổ và  ông phải sống với Cộng Sản. Năm  1979, ông vượt biển trên một chiếc  thuyền mỏng manh với 186 người  khác để sang trại tỵ nạn bên Mã Lai Á,  trên thuyền không có chỗ ngồi và hầu  như không có gì để ăn.  Lúc mới sang Mỹ vào năm 1979,  với trình độ học vấn chỉ ở lớp 10 và  mấy tháng học tiếng Anh, ông làm đủ  mọi nghề từ rửa xe, bán chợ trời, đến  phụ việc nhà hàng. Khi đọc quảng cáo  thấy tuyển lái xe đưa khách từ San  Jose, California, đến Reno, Nevada, để  đánh bạc, ông liền chộp lấy cơ hội.    Chẳng bao lâu ông tự tổ chức tour  riêng của mình. Với giá vé $27 USD,  mỗi khách được đưa đi-về, một đêm  trong khách sạn, một tích kê đánh bài,  và bánh sandwich do ông tự làm.  Kinh doanh phát đạt đến nỗi ông  Thanh không có thời gian tự làm bánh  nữa. Thế là ông mua bánh từ tiệm Ba  Lẹ của một Việt kiều khác có tên là Võ  văn Lẹ.
   Vào năm 1983, một chàng hoạ sĩ  vẽ đồ biểu quảng cáo cho các báo,  các hãng quảng cáo, hãng xe De  Lorean, Toyota, và hãng sản xuất  máy điện toán (computer) IBM, sau  khi nhận thấy nghề nghiệp chính  của mình có chiều hướng lâm nguy,  vì theo quảng cáo của hãng IBM,  trong tương lai rất gần máy computer  sẽ đảm nhận cả vai trò của người  vẽ đồ biểu, có thể còn tinh vi hơn,  đã quyết định bỏ nghề, đứng ra  thành lập hãng tôm đông lạnh  American Mantiev (chữ Việt Nam  viết ngược), nhưng thất bại, vốn  liếng dành dụm được sau bao nhiêu  năm lao động vinh quang trên đất  Mỹ, chỉ còn vỏn vẹn 5,000 dollars.  Một lần nữa anh quyết định đổi  nghề.    Năm 1984, dọn đi Riverside,  mua một mẫu đất (acre) và một căn  mobil home kiến thiết ngay trên khu  đất này, dùng làm nơi trú ngụ cho  cả gia đình. Không để cho đất hưu  canh, anh đã mau chóng biến nơi  đây thành một khu vườn rau Á đông.  Lúc đầu vì hoàn cảnh vốn liếng còn  quá eo hẹp, anh đã phải tận dụng  sức lao động của cả gia đình, tự tay  anh tạo dựng lấy những căn nhà  kiếng (greenhouse), vợ, con trồng,  cắt và bó rau, sau đó anh lại đích  thân lái xe đi bỏ rau cho các chợ Á đông trong vùng Los Angeles và  Orange County.
       Năm 1941, ở làng Văn Cơ, tỉnh Sóc Trăng (làng Trường Khánh, tỉnh Ba Xuyên ngày nay), Việt Nam, có một cậu bé sanh ra trong một gia đình nghèo khổ, túng cùng đến độ từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến 3 tuổi không có lấy một mảnh vải để che thân.      Năm 4 tuổi, phải cùng cha mẹ đến nương nhờ nơi gia đình một người bác ở tỉnh lỵ Sóc Trăng, nhưng hố cách biệt giữa hai giai cấp giàu, nghèo đã tạo thành một bầu không khí ngột ngạt, khó thở, khiến gia đình cậu không thể tiếp tục kéo dài cuộc sống nơi đây, chỉ ít ngày sau lại phải dọn qua tá túc nơi nhà người cậu. Không có được một manh quần để bận những ngày lễ tết, giữa lúc mọi người tận hưởng thú vui thì cậu hổ thẹn không dám bước ra khỏi nhà, đứng nép mình nơi kẹt cửa nhìn người khác xúng xính trong những bộ đồ sang trọng mà cảm thấy tủi cho phận mình. Nhưng đâu đã được yên thân, chỉ một thời gian ngắn sau cảnh cũ lại tái diễn, bầu không khí trong nhà còn có phần nặng nề, khó thở hơn trước. Thôi đành giã từ tất cả thân tộc, tự tìm lấy cho mình cuộc sống dù cho có cơ cực bữa đói, bữa no, lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu, nhưng tránh được cảnh dằn vặt.
   Nhân dịp Tết đến, và cũng nhân dịp bắt đầu một năm mới âm lịch, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu cùng quí độc giả câu chuyện về sự thành đạt của một Doanh Nhân rất đặc biệt. Hy vọng câu chuyện của ông sẽ giúp chúng ta có được những mục tiêu phấn đấu mãnh liệt hơn cho một năm mới tràn đầy hy vọng. Hơn thế nữa, rất mong đây cũng là một cơ hội để các bạn trẻ muốn bước chân vào thế giới kinh doanh có thêm những bài học hữu ích. Năm mới là một bắt đầu mới, là cơ hội xóa bảng để viết lại những thành tích vẻ vang hơn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Chúc bạn đọc thật nhiều niềm tin, may mắn, và một năm Đinh Hợi thành công thật mỹ mãn như nhân vật mà chúng tôi sắp giới thiệu cùng quí vị trong bài viết này.       Sang Hoa Kỳ năm 1975 khi còn là một thanh niên trẻ, ông đã có một cuộc sống hết sức khổ cực. Công việc đầu tiên là làm nghề rửa chén cho một nhà hàng với mức lương khoảng $2.25/giờ .Tối về ông phải ngủ trong garage của chủ cho ở nhờ. Ngày đầu tiên ông làm được $18.00, vì không biết đi xe buýt, ông phải tốn mất $16.00 để đón taxi.