NĂM XU HƯỚNG LỚN CỦA KINH TẾ CHÂU Á 2007 Posts by : STEVE THAI

     Sự phát triển của kinh  tế châu Á được thể  hiện khá rõ trong năm  2006. Trung Quốc và  Ấn Độ làm cả thế giới  phải sững sờ bởi tốc  độ tăng trưởng kinh tế  rất cao. Trong khi đó Nhật Bản cũng  đã kiêu hãnh làm lễ kỷ niệm thời kỳ  bành trướng kinh tế lâu dài nhất của  mình. Các châu lục khác cũng đã  phải ghen tị khi thấy làn sóng đầu tư  cá nhân đang đổ dồn vào châu Á.  Bước vào năm 2007, cái nhìn toàn  cảnh về châu Á nói chung là tốt, sẽ  không thiếu những thách thức lớn và  sẽ có sự phát triển đáng ngạc nhiên.  Tuy nhiên, thay vì nhìn chăm chăm  vào quả cầu bói, bạn hãy xem 5 xu  hướng đã bắt đầu phát triển ở châu  lục này năm nay.  
    Trung Quốc kiềm chế bất ổn xã hội  
Mời bạn xem những số liệu thống  kê chói mắt của Trung Quốc : trên  10% tăng trưởng kinh tế của đại lục,  1 nghìn tỷ đôla dự trữ ngoại tệ, 1.5  nghìn tỷ đôla từ thương mại toàn  cầu…  Trung Quốc là một câu chuyện  tăng trưởng kỳ diệu. Tuy nhiên, nó  cũng là một nền kinh tế đang phát  triển với sự chênh lệch giàu nghèo rất  lớn giữa những người lao động trí óc,  được giáo dục bài bản sinh sống tại  những thành phố duyên hải phồn  thịnh với những người nông dân, công  nhân làm chỉ đủ nuôi thân một cách  tiết kiệm. Một cuộc nghiên cứu tiến  hành vào tháng 12 năm 2006 bởi viện  khoa học xã hội Trung Quốc cho thấy  20% người Trung Quốc nghèo nhất  chỉ nhận được 4.7% tổng thu nhập  trong khi 20% người giàu nhất mang  về một nửa. Kiểu bất bình đẳng về  thu nhập này chưa từng thấy trước  đây ở đại lục - giống như tại một vài  xã hội ít công bằng nhất ở Mỹ La tinh.  Điều đó dường như thúc đẩy sự đố kỵ  xã hội và khi kết hợp với sự tham  nhũng của chính quyền diện rộng và  sự suy thoái môi trường sống sẽ tạo  nên "hỗn hợp dễ bắt cháy".  Các cán bộ chủ chốt của Đảng CS  ở Bắc Kinh rõ ràng là đang lo lắng.  Một nghiên cứu gần đây được công  bố trên Beijing Daily ( tờ báo kiểm  duyệt bởi chính phủ ) cho thấy gần  37% viên chức chính phủ nhìn nhận  bất ổn xã hội như một vấn đề then  chốt nhất cần phải đối mặt. Khoảng  cách giàu nghèo là vấn đề thứ hai.  Mặc dù một sự xung đột đẫm máu  trong năm 2007 là không thể xảy ra,  nhưng vẫn có những va chạm khó  chịu. Niềm hy vọng vào những trường  hợp tham nhũng bị trừng trị thẳng tay  của chính quyền Bắc Kinh được  tường thuật trên những tờ báo điều  hành bởi nhà nước đã làm dịu bớt  những giận dữ chung. 
 Ấn Độ chống lại tình trạng bong bóng 
     
Năm 2007, Ngân hàng Dự trữ (  Reserve Bank ) của Ấn Độ sẽ phải  thực hiện một trong những hành động  giữ thăng bằng nhạy cảm nhất cho  nền kinh tế của đất nước này . Năm  2006, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng quá  mạnh 9.2 % và có thể sẽ là 10% trong  năm 2007. . Ngân hàng Credit Suisse  ở Hồng Kong thậm chí cho rằng tốc  độ tăng trưởng của Ấn Độ vượt qua  cả Trung Quốc trong năm mới này.  Vấn đề ở đây là : sự giá tiêu dùng  cũng tăng theo trong phạm vi hơn 5%,  cao hơn so với mức thích hợp của  ngân hàng trung tâm và Reserve  Bank đã công khai tuyên bố rằng sự  tăng quá nóng của nền kinh tế là một  vấn đề đáng lo lắng. Mức lương của  Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất chế tạo  và dịch vụ cũng tăng khoảng 14%  năm 2006, cao nhất ở châu Á. Và dự  báo năm 2007 lương sẽ tăng 12 đến  15%. Một số nhà kinh tế học ngồi bàn  luận phương hướng tháo gỡ tình trạng  phát triển bong bóng cho con tàu có  nguy cơ bị trật khỏi đường rầy.  Thế nhưng rắc rối ở chỗ : thủ  tướng Ấn Độ Manmohan Singh muốn  thúc đẩy hơn nữa tỉ lệ 10% tăng  trưởng theo kiểu Trung Quốc, thậm  chí cao hơn nữa để làm nhẹ bớt vấn  đề bần cùng vẫn đang phổ biến, đặc  biệt là ở những vùng nông thôn Ấn  Độ. New Delhi dự định chi hơn 20 tỷ  đôla vào những dự án hạ tầng bắt đầu  vào tháng tư của mình.  Kéo cò cho đợt tăng giá tiếp theo  là một quyết định không hề dễ dàng.  Mong muốn giữ cho nền kinh tế trên  một cái "yên ngựa cao" là điều dễ  hiểu, nhưng mất đi phần nào sức mua  và việc tăng giá có thể cũng dẫn đến  những vấn đề chính trị hóc búa.  

Hiến pháp người Nhật - thời điểm để  nghĩ lại ?  
      Việc sửa đổi hiến pháp thường tạo  ra những khe hở. Nhưng không phải  ở một nước Nhật phải đứng ngoài  cuộc với những vấn đề an ninh quốc  gia và thế giới. Thủ tướng Nhật Shinzo  Abe đã kêu gọi sự thông qua việc xây  dựng hiến pháp mới. Bản hiến pháp  này sẽ tạo ra một bước ngoặt mới đối  với Nhật Bản bởi hiến pháp cũ được  viết bởi những người Mỹ khi Nhật đầu  hàng hồi chiến tranh thế giới thứ hai.  Abe cho rằng đã đến lúc cho Nhật  cần có tư thế quả quyết hơn với các  vấn đề thế giới. Nghĩa là Nhật có thể đóng vai trò trực tiếp hơn trong những bất đồng quân sự  và tại những điểm quan trọng trên thế giới.  Abe có thành công không? Dư luận người Nhật có xu  hướng ủng hộ chính sách diều hâu của ông do những  khiêu khích của Bắc Triều Tiên trên mặt trận phát triển  vũ khí hạt nhân. Một vài viên chức của đảng Dân chủ Tự  do của Abe đã nhấn mạnh rằng hiến pháp hiện thời  không loại bỏ Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân của  riêng mình, mặc dù nước này không có ý định làm như  vậy.  Nhật Bản có vẻ như sẽ không nhanh chóng nhảy vào  vấn đề hạt nhân, nhưng nó đang triển khai những hệ  thống chống tên lửa công nghệ cao. Với Abe, việc được  thông qua một cuộc trưng cầu dân ý và sự chấp thuận  của nghị viện có vẻ như sẽ là một nỗ lực lâu dài bền bỉ.  Tuy nhiên, ông dường như rất coi trọng về việc đạt được  mục tiêu quan trọng này trong nhiệm kỳ thủ tướng. 
 Sống với đồng đôla giảm giá  
     Sự sụt giảm lớn giá đôla so với đồng baht Thái và đồng  won Hàn Quốc đang bắt đầu gây nên tổn thương ở một  vài nền kinh tế châu Á. Đó là lý do thủ tướng Thái Lan  thấy cần thiết phải điều khiển ngoại tệ để cứu vãn nền  kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất cảng.  Cả Thái Lan và Hàn Quốc đang kêu gọi sự cấp bách  có tính quốc tế giữ sự ổn định cho đồng đôla. Sau cùng  thì Mỹ vẫn là thị trường xuất cảng then chốt nhất của khu  vực. Ngoài ra, những nước này có thể cũng đặt một vài  áp lực vào hai nền kinh tế lớn nhất châu Á : Trung Quốc  và Nhật Bản.  Những người phụ trách vấn đề tiền tệ ở Bắc Kinh quản  lý rất thận trọng tỷ giá giữa đồng nhân tệ và các ngoại  tệ. Trong khi đó, Nhật đã can thiệp nặng nề trong thời  gian qua để ngăn ngừa đồng yên lên giá quá cao so với  đôla. Tất cả những điều này đã đặt sự hạn chế lớn vào  những nền kinh tế trung bình ở châu Á mà không có đủ  uy lực để giữ sự ổn định tiền tệ của họ. Những áp lực này  sẽ tăng thêm vào năm 2007. 
 Toyota là số 1 ? Tại sao không ? 
     Chắc chắn Toyota sẽ vượt qua General Motors trở  thành hãng sản xuất ôtô lớn nhất thế giới và những công  ty ôtô châu Á như Nissan, Honda, và Mazda sẽ tiếp tục  chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Hầu hết những người mua xe Mỹ  thực sự không quan tâm nhiều về hãng sản xuất ra chiếc  xe của họ, mà chỉ chú trọng đến kiểu dáng và chất lượng  động cơ.  Hầu hết những hãng sản xuất xe nước ngoài và tất  nhiên có Toyota, đã đầu tư khá lớn vào những nhà máy  trên đất Mỹ và cung cấp những công việc chế tạo được  trả lương tốt. Do đó phần nào có được sự khích lệ ở  những nhà làm luật Mỹ. Thậm chí,cái gì tốt nhất cho  Toyota giờ tốt cho Mỹ. 


 Minh Ngọc 

 

» Related Articles: