AMAZON VÀ NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA JEFF BEZOS Posts by : STEVE THAI

    Câu chuyện Bezos khởi sự Amazon được coi như một huyền thoại. Trong khi làm việc cho công ty  quỹ đầu tư vào năm 1994, ông tình   cờ đọc được một nghiên cứu dự  đoán Internet sẽ bùng phát trong tương lai. Ông dự đoán chẳng bao  lâu người ta sẽ bắt đầu mua bán qua   mạng. Sau khi nghiên cứu một số   loại sản phẩm có khả năng bán qua   mạng, ông quyết định lựa chọn sản   phẩm sách. Hầu như mỗi cuốn sách   đều được lưu trữ điện tử, song không   một hiệu sách nào có thể xếp đủ các  cuốn sách trên giá. Rồi ông đặt trụ  sở của Amazon ở Seatle vì ở đây có   nhiều kỹ sư phần mềm và lại cách  thành phố Roseburg không xa, nơi  có hệ thống nhà kho lưu trữ sách lớn  nhất nước Mỹ.  Lợi thế của mô hình này, theo  Bezos, là nó cho phép người tiêu   dùng tiếp cận một bộ sưu tập sách   khổng lồ mà người ta không thể có   đủ thời gian, chi phí và kiên nhẫn để   đi qua từng hiệu sách. Tuy nhiên, cùng với thời gian, Bezos nhận thấy  rằng sự thực không chỉ có vậy : cách  tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu của   khách hàng là Amazon phải có hệ  thống lưu kho riêng để có thể quản  lý toàn bộ quá trình cung ứng và   giao dịch trong thời gian nhanh   chóng.  “Trong một thế giới hữu hình, mọi   người đều nghĩ ra địa điểm là quan  trọng nhất. Đối với chúng tôi, 3 thứ  quan trọng nhất là: công nghệ, công   nghệ và công nghệ”.  

   Việc Amazon quyết định tự xây   dựng hệ thống lưu kho là một quyết  định không mấy dễ dàng. Với giá trị   khoảng 50 triệu đô cho mỗi nhà kho,   việc xây dựng và vận hành hệ thống   nhà kho quả là tốn kém. Để có thể   kinh doanh thành công, Amazon   phải phát hành 2 tỷ đôla trái phiếu   công ty. Thế là có vẻ Bezos không   phải đang xây dựng một công ty dot   com đích thực vì hãng lại có hệ   thống nhà kho hữu hình như công ty   bán lẻ thông thường. Nhiều nhà đầu   tư bắt đầu phê phán mô hình kinh   doanh của Amazon là không khác gì   công ty bán lẻ truyền thống, chỉ   khác mỗi là có trang web ấn tượng   hơn mà thôi.   

   Tuy nhiên, nếu ai đến thăm   những nhà kho của Amazon thì dễ   dàng nhận ra các nhà đầu tư đã sai   lầm khi phê bình mô hình này. Các   kho hàng của Amazon sử dụng công   nghệ cao đến nỗi chúng đòi hỏi   nhiều dòng mã hóa để vận hành và   phức tạp không kém trang web của   Amazon. Máy tính bắt đầu quy trình   bằng cách gửi những tín hiệu thông   qua mạng không dây tới cho công   nhân của họ biết phải lấy những thứ   gì xuống giá, sau đó đóng gói mọi   thứ theo trình tự để gửi đi. Trong quá   trình gửi hàng, máy tính đưa ra vô số   dữ liệu từ những sản phẩm bị đóng   gói sai tới thời gian chờ đợi và các   nhà quản lý phải theo dõi sát sao hệ   thống dữ liệu này.   Bezos còn vượt lên những nhà   bán lẻ truyền thống khác, bằng cách   mở rộng hợp tác với các đối thủ   cạnh tranh thay vì phải vượt lên   bằng được họ. Amazon hiện bán rất   nhiều sản phẩm của các nhà bán lẻ   khác trên trang web của mình. 

   Ban   đầu, ý tưởng này bị đánh giá là quá   mạo hiểm, bản thân Bezos cũng   không đặt nhiều niềm tin lắm. Tuy   nhiên, sau khi thực hiện ý tưởng đó   thì thành công lại vượt quá dự kiến. Amazon làm được điều này vì hãng   sở hữu một hệ thống lưu kho rất hiệu  quả. Tỷ suất lợi nhuận của Amazon   khi bán buôn và ăn hoa hồng từ các  đối thủ cạnh tranh cũng cao không   kém bán lẻ trực tiếp. Danh mục hàng hóa của Amazon   đã mở rộng nhanh chóng từ sách tới   DVD, đồ điện tử, đồ chơi, game, đồ   gia dụng, phần mềm... Các nhà đầu   tư tin tưởng rằng rồi đây lợi nhuận sẽ  tăng lên đến 800 triệu USD trên   tổng doanh thu 8 tỷ USD vào năm   2007. Khi đó, Amazon sẽ bước vào danh sách các công ty có lợi nhuận  cao nhất nước Mỹ.  Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại   Warren Buffet, người “thờ ơ” với lĩnh   vực kinh doanh công nghệ, cũng   phá lệ với Amazon và Bezos. “Tôi đã   sử dụng máy tính được 10 năm, và   tôi chỉ trả tiền để mua 3 thứ ở trên   mạng: báo Wall Street Journal, môi   giới chứng khoán trên mạng và   những cuốn sách mua từ Amazon.com”. Cho dù là lúc khó khăn cũng như   khi thắng lợi, Bezos lúc nào cũng vui   vẻ và truyền cảm hứng cho mọi   người.    

    Từ khi còn trẻ, Bezos đã đặc biệt   quan tâm tới các trò chơi thử sức   thông minh và các con số. Khi học   đại học, Bezos nghiên cứu ngành   điện và máy tính. Ông từ chối lời mời   làm việc của Intel để tham gia vào   một công ty nhỏ do 2 giáo sư ở   trường Đại học Columbia quản lý. Sau đó Bezos sang làm việc cho   một công ty phần mềm, rồi một quỹ   tự bảo hiểm trước khi khởi sự   Amazon.com   Bezos luôn nói ông cần những con người có đầu óc đổi mới và cách   mạng, những người có chỉ số thông   minh cao. Vì thế, Bezos thường đặt   ra các câu hỏi để kiểm tra trí thông   minh của ứng viên, kiểu như: “Có  bao nhiêu cửa sổ trong thành phố  San Francisco?” hay “Có bao nhiêu  cây xanh trong công viên New York?”. Sau gần 12 năm hoạt động,  Amazon vẫn sử dụng bảng 23 câu   hỏi kiểm tra mà Bezos sử dụng khi   khởi sự công ty.   Các cuộc họp ban quản trị hàng  tuần của Bezos là những cuộc chạy  đua dài nhiều giờ liền và hết sức  căng thẳng. Các nhà quản trị của   tập đoàn phải đưa ra các chiến lược  sản phẩm mới, công nghệ mới,  chiến lược giá hay giải pháp cắt   giảm chi phí, trong khi Bezos với kỹ   năng của một vị giám khảo hạng   nhất liên tục đưa ra các câu hỏi chất  vấn cho đến khi ông hài lòng tuyệt  đối ở tất cả mọi góc độ.  Mối quan tâm của Bezos với đổi   mới là một thế mạnh đặc biệt của vị  CEO này. Amazon thiết lập một giải  thưởng cho các nhân viên thi đua  mang tên "Just do it" ("Cứ làm đi"),   theo đó người đoạt giải là những  nhân viên có thành tích đóng góp  với tập đoàn mà không cần sự chấp  thuận của CEO. Mục đích của  Bezos là khuyến khích mọi người  chủ động với công việc của mình.  Nhờ biết khai thác điểm mạnh của   mình và nhân viên, Bezos và công ty   Amazon.com trở thành một trong   những huyền thoại kinh doanh lớn   nhất trong nhiều thập kỷ qua.   

 

 

» Related Articles: