HÔN NHÂN KHÔNG GIÁ THÚ Posts by : STEVE THAI

   Theo truyền thống của người Việt Nam, hai đối tượng thương nhau, muốn ăn đời ở kiếp, thường phải có đám cưới, đám hỏi, và đăng ký kết hôn. Nhưng sau năm 1975, người Việt tha phương, thường là người chồng vượt biển bỏ lại vợ con bên nhà. Sau 1 thời gian sống cô đơn trên đất khách quê người, niềm cô đơn và sự mơ ước mái ấm gia đình, đã tạo nên nhiều đôi, nhiều cặp chung sống với nhau như thể vợ chồng thậm chí có con cái với nhau, nhưng thật sự lại không có hôn thú. Trên đất nước Hoa Kỳ ngày nay, có khoảng 10 đến 15 tiểu bang công nhận có điều luật Common Law Marriage, có nghĩa là vợ chồng sống với nhau không cần hôn thú; nói theo1 cách khác là hôn nhân không có giá thú. Và tiểu bang Texas là 1 trong những tiểu bang đã nhìn nhận điều luật này. Vậy "Hôn nhân không giá thú là gì"? Sau đây Luật Sư David C. Vương sẽ giải thích cho chúng ta về điều luật này. PV:

   Thưa LS David, xin LS hãy giải thích sơ lược về điều luật "Hôn nhân không giá thú". LS:

   Theo luật của Texas, hôn nhân không giá thú thường có 3 yếu tố, nếu hội đủ 3 yếu tố này thì đôi nam nữ đó mới thật sự là vợ chồng.

   1. Yếu tố thứ nhất: Người nam và người nữ đó đồng ý cưới hỏi với nhau trong tương lai.

   2. Yếu tố thứ hai: Hai người này hiện đang sống chung với nhau.

   3. Yếu tố thứ ba: Hai người này đã giới thiệu với bạn bè rằng người này là vợ hoặc người kia là chồng của mình.

   PV: “Hôn nhân không giá thú” có được kể bởi thời gian không? thưa LS. LS:

  Thường thì không. Lấy ví dụ, người nam và người nữ đó sống với nhau chỉ có 1 ngày thôi, nhưng vì sự thương yêu cuồng nhiệt lẫn nhau, khiến họ có thể có niềm tin là họ có thể chung sống với nhau trong tương lai, để rồi đưa đến quyết định khai báo là vợ chồng chung trên tờ thuế hằng năm. Sự khai báo đó, dù là được dùng bởi 1 phút kém suy nghĩ hay là 10000 phút cặn kẽ suy nghĩ, cũng sẽ được tính là vợ chồng không giá thú. Nói 1 cách khác, miễn sao hội đủ 3 yếu tố trên là được công nhận hôn nhân không giá thú.

   PV: Thưa LS, có rắc rối gì cho những “Hôn nhân không có giá thú” không? Attorney at Law LS:

   Có, “hôn nhân không giá thú” thường gặp nhiều rắc rối khi phân chia tài sản lúc 2 người ly dị hoặc 1 trong 2 người qua đời. Nhất là khi người qua đời không để lại di chúc. Cho nên nếu có sống chung như vợ chồng mà không định đăng ký kết hôn thì cũng nên đi đăng ký Common Law Marriage.

   PV: Thưa LS, xin cho biết nơi nào mới có thể đăng ký Common Law Marriage. DV:

   Nơi đăng ký kết hôn cũng có thể đăng ký "Common Law Marriage." Thường thì mỗi quận đều có tòa kết hôn hoặc dưới phố nếu quí đồng hương muốn đăng ký tòa nơi thành phố mình cư ngụ. Thí vụ, mình ở Houston thì đó là quận Harris (gọi là Harris County).

   PV: Thưa LS, LS vừa nói nơi đăng ký kết hôn là nơi đăng ký "Common Law Marriage," vậy đăng ký kết hôn bình thường và đăng ký kết hôn “Common Law” là như thế nào? LS:

   Kết hôn bình thường có nghĩa là ngày tôi làm hôn thú nhìn nhận người đối phương là phối ngẫu kể từ ngày hôm đó. Còn “Common Law Marriage” nghĩa là mặc dù tôi đến đăng ký ngày hôm nay nhưng tôi nhìn nhận 20 hoặc 30 hoặc 365 ngày trước tôi đã là vợ chồng với người đó. Bởi vì quyền lợi sẽ khác biệt tùy theo thời gian mà họ đã quyết định bởi “Common Law” khi phân chia tài sản.

   PV: Thưa LS, nếu vợ chồng Common Law Marriage giận nhau và không sống chung với nhau trong vòng bao lâu thì phải làm ly dị với nhau? LS:

   Theo luật của Texas, 1 cặp vợ chồng đã có đủ 3 yếu tố trên mà không sống chung với nhau trong vòng 2 năm thì cặp vợ chồng đó sẽ tự động không còn là vợ chồng với nhau nữa, bởi vì nếu đã không sống chung với nhau thì đã là thiếu đi yếu tố thứ nhất để trở thành vợ chồng Common Law Marriage. Nhưng, nếu có tài sản thì phải làm ly dị với nhau để chia tài sản.

   PV: Thưa LS, nếu không có hôn thú mà có con chung, thì mình có quyền đòi tiền nuôi con sau khi chia tay đối tượng hay không? LS:

   Câu trả lời là có, với điều kiện là mình phải chứng minh được mình là người mẹ và đối phương là người cha của đứa bé (xét nghiệm DNA) là được rồi chứ không nhất thiết cần phải có hôn thú hoặc giấy chứng nhận vợ chồng.

   PV: Theo LS, nếu như sống chung với người đã có hôn thú với người khác nhưng không phải trong nước Mỹ thì khi chia tay có bị thua thiệt gì không? LS:

   Có nhiều người đăng ký kết hôn ở bên đây mà không biết đối phương còn chưa ly dị với phối ngẫu trước đó còn đang ở bên VN chẳng hạn. Đến khi ly dị thì phần tài sản của mình sẽ phải bị chia đi rất nhiều và tùy vào từng trường hợp chẳng hạn như có con thêm. Cho nên, nên tìm hiểu kỹ khi tiến đến hôn nhân với người đã có quá khứ tiền hôn hay ly hôn. Cách bảo vệ mình tốt nhất khi người phối ngẫu đã có quá khứ là nên ra tòa đăng ký hôn thú để nhìn nhận nhau là vợ chồng hợp pháp.

   PV: Theo LS, thì nếu đối phương chưa ly dị người cũ, thì lúc ly dị, tài sản sẽ được phân chia như thế nào? LS:

   Trước khi trả lời câu hỏi thì DV xin kể 1 câu chuyện đã xảy ra trước đây. Có 1 cặp vợ chồng đó, người vợ đã hỏi rất kỹ tình trạng hôn nhân của vị hôn thê, thì người này đã lừa người vợ sắp cưới của mình bằng 1 tờ giấy ly dị giả, tờ giấy ly dị giả này đã do anh ta thuê 1 người nào đó ở bên VN làm cốt chỉ để qua mặt người vợ sắp cưới của mình. Đến khi hôn nhân gãy đổ, chị đã không được hưởng trọn vẹn 50% phần của mình dù là tổng tài sản là của cả 2 vợ chồng trong cuộc hôn nhân mới làm nên. Trái lại, không có điều luật nào để giúp mình chứng minh là mình không biết tờ giấy ly dị kia là giả. Cho nên, Nói tóm lại theo luật của Texas, Nếu mình biết người mình sắp cưới đã có gia đình mà vẫn đám cưới hoặc sống chung với người đó thì lúc ly dị chia tài sản sẽ được chia phần ít hơn là nếu mình hoàn toàn không biết gì về tiền hôn của người đó. Còn phần chia được bao nhiêu phần trăm tài sản thì tòa sẽ phán xử tùy theo từng trường hợp khác nhau.

   PV: Xin LS cho biết thêm về phần chia tài sản hoặc sự thừa hưởng tài sản sau khi 1 trong 2 người đã qua đời. LS:

   Nếu 2 người sống với nhau mà không có giấy tờ chứng minh vợ chồng thì sau khi 1 trong 2 người mất đi sẽ có thể có những rắc rối khi phân chia tài sản, bao gồm quyền lợi như là thừa hưởng an sinh xã hội, tiền hưu, tiền lợi nhuận ngân hàng, bất động sản, vv…. bởi vì người quá cố có thể có tiền hôn mà mình lại không phải là người có giấy tờ hôn thú với người ta, cho nên David khuyên quí đồng chỉ cần mất thêm khoảng 30 phúc để đi đăng ký tờ giấy chứng nhận vợ chồng để về sau có đủ bằng chứng khi phân chia tài sản và nhất là với những người đã có tiền hôn về trước.

   PV: Nếu 2 vợ chồng “Common Law Marriage” đã có con với nhau thì sau khi 1 người qua đời thì tài sản của họ sẽ thuộc về ai, những đứa con này hay thuộc về người vợ cũ? LS:

   Về cách thừa hưởng tài sản, có 2 phần cơ bản phải nói tới: Thứ nhất, nếu cặp vợ chồng mà có giấy tờ đàng hoàng thì tài sản sẽ đương nhiên là thuộc về vợ và những đứa con của người ấy (kể cả những đứa con ngoài giá thú, nếu chứng minh được là ruột thịt, vấn đề là sẽ tốn thời gian). Thứ hai, nếu người quá cố còn có những cuộc hôn nhân trước đó mà chưa ly dị hẳn thì phần tài sản cũng có thể chia phần trăm hay trọn vẹn cho người vợ cũ tùy theo thời hạn là vợ chồng. Câu hỏi này không thể trả lời đầy đủ trong bài viết được vì có nhiều chi tiết phải nói tới, nếu bạn đọc nào nằm trong hoàn cảnh của trường hợp này thì mời bạn hãy đến tham khảo với luật sư để hiểu biết thêm.

   PV: Luật sư có thể cho biết về thủ tục ly dị của Common Law Marriage? DV:

   Thủ tục ly dị của Common Law Marriage cũng giống như thủ tục ly dị bình thường, nhưng có 1 điều là thời gian sẽ kéo dài hơn. Để giải thích, bởi vì "Common Law Marriage" nó chỉ cần hội đủ 3 yếu tố mà DV đã đề cập ở phần đầu của bài viết, do đó lúc mình muốn ly dị thì cũng phải chứng minh đủ 3 điều kiện đó. Thêm vào đó, 1 yếu tố khác cũng cần để ý tới, có thể có 1 trong 2 người vì sợ bị chia đi phần tài sản của mình nên phủ nhận quan hệ của mình với người kia, cho nên đương nhiên là sự kiện sẽ trở nên phức tạp và thời gian sẽ bị kéo dài hơn. Nói tóm lại, nếu mình không muốn kết hôn với người mà mình đã sống chung, thì vì quyền lợi của mình và con cái mình về sau, mình nên đi đăng ký tờ giấy sống chung, tiếng Mỹ gọi là Common Law Marriage Certificate.

Ha Truong

 

» Related Articles: