LÀM NHÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH THEO PHONG TỤC VIỆT NAM Posts by : STEVE THAI

   Ngày xưa, làm nhà vốn là một trong ba việc lớn của người đàn ông xứ Việt ( hai việc lớn còn lại là mua trâu và cưới vợ ). Ngôi nhà là nơi thờ tự ông bà tổ tiên, là nơi những thế hệ con cháu từng bước khôn lớn, trưởng thành. Do đó, đến bây giờ, việc làm nhà vẫn rất quan trọng và người ta vẫn có những điều cần tránh để phòng rủi ro, hiểm họa sau này.

   Chọn tuổi, ngày, giờ làm nhà
   Công việc đầu tiên là xem tuổi của người làm nhà, ở đây người ta tính tuổi đàn ông. Xem tuổi nhằm mục đích để biết những tuổi xấu mà tránh. Ngày xưa, người ta rất kỵ làm nhà tuổi kim lâu.

   Tuổi kim lâu là những tuổi nào ? Theo cách tính từ xưa thì chữ số hàng đơn vị của tuổi người đàn ông ( tính theo tuổi mụ, bạn sinh năm 1980 thì năm 2007 bạn được 28 tuổi theo tuổi mụ) cộng với 1 là 0 ( 10, 20, 30…) là 2 ( 12, 22, 32, …) là 6 ( 16, 26, 36…) thì đó là tuổi kim lâu. Ngoài những tuổi trên đây, tuổi nào làm nhà cũng được.

   Tránh tuổi kim lâu khi làm nhà là một tập tục có từ lâu. Tuy nhiên, trong trường hợp gia chủ không đợi được qua kim lâu mới làm nhà thì vẫn có thể khắc phục bằng cách : nhờ một người trong nội tộc có tuổi đẹp đảm nhận công việc động thổ, khai móng.

   Cũng như kiêng tuổi kim lâu, việc làm nhà còn phải kiêng những giờ xấu, ngày xấu. Cụ thể, việc động thổ, khai móng chỉ có những giờ này là giờ tốt : Giáp Tý, Quý Dậu, Mậu Thìn, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Giáp Thân, Bính Tuất, Giáp Ngọ, Bình Thân, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Giáp Thìn, Quý Sửu. Còn những giờ khác phải kiêng kỵ.

   Chọn đất, chọn hướng
   Về việc chọn đất làm nhà, người Việt từ xưa tránh làm nhà trên những miếng đất sau đây :

   ° Đất khuyết hậu, tức là phía sau giáp thẳng với ao hồ, ruộng trũng

   ° Đất có hình tam giác, bởi theo phong thủy, làm nhà trên những mảnh đất hình thế này chủ nhà thường có cảm giác mệt mỏi và dễ mắc bệnh đau dạ dày.

   ° Những miếng đất hình tròn, hoặc đất đuôi chuột ( hẹp dần về phía sau). Nếu làm nhà trên những miếng đất như thế này, gia sản của chủ nhà sẽ lụn bại dần.

   ° Miếng đất có địa thế: có dòng sông hay đường đi chọc thẳng vào cửa chính, rồi rẽ hai nhánh sang hai bên. Nếu làm nhà trên địa thế này, gia đình chủ nhà dễ bị chia rẽ, bất hòa.

   ° Miếng đất có địa thế: có con sông hoặc con đường chạy hình cánh cung mà lưng của cánh cung này nằm quay về phía trước cửa nhà. Nếu làm nhà trên mảnh đất này, chủ nhà sẽ bị hao tài, tốn của, gia đình bất hòa.

   ° Ngoài ra, người ta cũng tránh làm nhà trên địa thế miếng đất có nhiều miếng ghép lại, hoặc làm nhà trên miếng đất có hài cốt bên dưới, đất đình, chùa, miếu cũ.

   Về hướng nhà, hướng nam, đông nam được đa số người Việt ưa chuộng. Những hướng này có gió mát và ánh sáng ổn định, không khí ấm áp. Trong khi đó, hướng Tây, Tây Bắc thì nắng gắt và rất nóng vào buổi chiều. Hướng Đông thì chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh tướng đông bắc lân cận.

   Tuy nhiên, tùy từng điều kiện địa bàn mà người ta thay đổi hướng cho phù hợp. Nếu nơi dựng nhà là sườn núi thì dù làm nhà theo hướng nào cũng phải nhìn ra chân núi, gần sông thì cửa nhà bao giờ cũng hướng ra b? sơng.

» Related Articles: