THAM QUAN SƠN LA Posts by : STEVE THAI

   Sơn La là một thị trấn lớn thứ 5 Việt Nam, cách HàNội khoảng hơn 300 cây số.  Sơn La là một trong những thành phố mà chúng tôi băng qua trong chuyến du hành về thăm Quê Hương.  Sơn La không phải là một thành phố du lịch, hoặc có những thắng cảnh lôi cuốn du khách, tuy nhiên đối với các anh em nghệ sỹ  nhiếp ảnh, đi vào những vùng quê, buôn, bản hẻo lánh tìm những những nét đặc thù của miền Bắc Việt Nam để ghi nhận trên phim ảnh là một hứng khởi lớn lao.

   Chúng tôi lần là vào những bản nhỏ của dân tộc Thái Trắng, bước chậm ngại ngùng  trên những cầu treo lắc lư, đi vào những nhà sàn khuất sau rặng cây cao.  Một thiếu nữ Thái mời chúng tôi vào nhà, vui vẻ ngồi gọt sắn cho các anh em nghệ sỹ Nhiếp Anh bấm máy. Bóng cô lung lay trên tường gỗ, qua ánh lửa chập chùng của bếp hồng, biểu tượng một nếp sống êm đềm, đơn giản của người sơn cước.

   Con đường ra khỏi bản, băng qua một giòng sông nhỏ, thấp thoáng những cô sơn nữ đang tắm suối, họ đang gội những mái tóc dài, đen nhánh, mái tóc hất ngược trên không cho ráo nước, tạo thành những vệt sáng long lanh,  bên kia những em bé vui đùa bên giòng nước trong vắt. 

   Đa số dân thiểu số của vùng Sơn La là người Thái Trắng,  họ là nhóm dân tộc thiểu số đông nhất Việt Nam. Từ ngàn năm nay, họ hưởng một chế độ tự trị, có quy pháp, ngôn ngữ riêng nên vẫn chưa bị đồng hoá của người Kinh, tuy nhiên trong những năm gần đây, nền giáo dục VN đã được đẩy mạnh tới các vùng hẻo lánh, một số sinh viên Thái Trắng đã dần dần bị đồng hoá khi lên tỉnh tiếp tục cho cuộc học vấn.

   Sáng sớm hôm sau,  chúng tôi khời hành đi về Điện Biên,  anh hướng dẫn viên nhanh mắt:
   "Lái Xe!! Quay lại có đàn trâu bên kia đường"….
   Cả nhóm nhốn nháo,  chúng tôi đã  thấy rất nhiều trâu trên đường,  nhưng lúc này thì khác, ánh nắng sớm chênh chếch, tạo nên những tương phản lạ mắt của đàn trâu, các đứa bé mục đồng và giòng suối cạn.

   Các nhiếp ảnh gia đã giàn ra bên bờ suối, tay máy, tay phim tư thế sẵn sàng. Giọng anh hướng dẫn viên sang sảng:
   "Đứa nào dẫn trâu lội qua sông tao cho 3 nghìn" 
   "Đúa nào cởi quần ra tao cho thêm 3 nghìn nữa"…
   Các em bé mục đồng lẹ tay vứt các quần xà lỏn vào bụi cây.
   "Còn mày nữa sao không cởi nốt ra?"
   "Con trâu này lông cứng đâm vào chim cháu đau quá.."
   "Thế thì cho mày mặc quần.."

   Các nghệ sỹ nhiếp ảnh bấm máy lia lịa. Anh nắng xiêng rọi xuống mặt nước tạo thành những khoảng sáng trắng xoá không chi tiết. Thật khó chụp, cộng thêm đòan trâu lúc nào cũng di động,  chụp ảnh rộng  loại panorama bỗng trở thành khó khăn nếu không muốn nói không thực hiện được .

   Chúng tôi bấm không biết bao nhiêu pô,  để trừ vào những tấm bị hư vì ánh sáng khó khăn.  Giã từ các em bé chăn trâu, chiếc xe từ từ chuyển bánh qua Điện Biên đến Lai Châu, một tỉnh ở vùng tam gianh giới  Lào, Việt Hoa, nơi có nhiều các dân tộc thiểu số khác biệt nhất Việt- Nam.

Bài và ảnh Ông Trần Trọng Cường

» Related Articles: