Hàng năm, vào rằm tháng tám âm lịch (khoảng tháng 9 dương lịch),  những cư dân Việt Nam ở mọi miền đất nước lại náo nức chuẩn bị cho một cái Tết là Tết Trung Thu trong tiết trời đã vào thu trong trẻo và hơi se lạnh. Bánh nướng, bánh dẻo, đò chơi Trung Thu được bày bán ê hề khắp mọi nơi từ trước đó hàng tháng. Nhiều người dân Việt viễn xứ cũng hướng về ngày lễ truyền thống này của dân tộc như một biểu hiện của nỗi hoài hương.   Tết Trung Thu hay Tết Đoàn Viên   Không mấy ai để ý đến nguồn gốc của tết Trung Thu, mặc nhiên thừa nhận nó như một phong tục vô cùng hợp lý của dân tộc. Còn ngày nào đẹp hơn một ngày giữa một tháng, tháng này  là tháng giữa mùa thu- mùa vốn được coi là một mùa trong trẻo nhất trong năm để cho người ta có thể quên đi những bộn bề của cuộc sống, sum họp cùng gia đình trong bữa cơm đoàn viên và  hoà mình vào không khí tươi tắn, thơ ngây của trẻ thơ trong lễ rước đèn.  Cái tên gọi " Trung Thu" ( 'trung' trong tiếng Hán có nghĩa là giữa, 'trung thu' có nghĩa là giữa thu)  đã có thể nói nên tất cả.    Tết Trung Thu của dân Việt còn được gọi là tết Đoàn Viên.
    Người Việt thời thơ trẻ ai mà chẳng từng chơi những trò chơi dân gian dành cho trẻ nhỏ. Những trò chơi của trẻ em Việt  thì nhiều vô kể mà đi khắp các vùng miền, từ nông thôn tới thành thị, từ đồng bằng tới miền núi đều bắt gặp với những nét sinh động khác nhau. Mỗi trò chơi thường gắn với một bài hát có vần, ngắn dài bất kỳ, lặp đi lặp lại một cách không dứt, rất ngộ nghĩnh gọi là đồng dao.   Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp nhận vì đấy là bài hát của trẻ em.   Rồng rắn lên mây là trò chơi gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp từ xa xưa. Đám trẻ gần chục đứa nắm áo nối đuôi nhau đi vòng quanh sân nhà, một đứa tách đoàn để giữ vị trí “chủ nhà”, cả bọn vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm thầy thuốc có nhà hay không...”.
   Nếu nhắc đến một loại phụ trang đội đầu tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam thì hẳn không ai không nhắc đến chiếc nón lá. Cho dù đi đâu xa, hình ảnh cô gái duyên dáng trong bộ áo dài thướt tha che nghiêng vành nón trắng vẫn là hình ảnh được lưu giữ sâu đậm nhất…   Thực ra, khởi nguyên của chiếc nón chỉ có tác dụng là chủ yếu là che mưa che nắng chứ không phải làm duyên, làm điệu. Theo các cứ liệu khảo cứu, hình ảnh chiếc nón lá đã được khắc trên một số trống đồng, thạp đồng có niên đại cách đây khoảng 3000 năm. Chiếc nón lá ra đời gắn với cuộc sống bình dị nhưng lam lũ vất vả của người nông dân như một thứ dùng để che mưa che nắng hữu hiệu nhất mà khi cần họ còn có thể dùng làm quạt cho mát mẻ trong những ngày hè oi bức.   Theo từng bước thăng trầm của lịch sử và của văn hóa, nón lá Việt Nam có nhiều loại khác nhau. Những người lính của chế độ phong kiến ngày xưa, đặc biệt là lính thú của triều đại cuối cùng nhà Nguyễn thường đội những chiếc nón nhỏ nông và có chóp nhọn.
   Người Việt từ xưa tới nay thường hay có quan niệm: “Vạn sự khởi đầu nan” và “đầu xuôi thì đuôi mới lọt”. Vì thế cho nên, ngày đầu năm, đầu tháng, đầu tuần và mở đầu của mỗi ngày là rất quan trọng.    Với những người làm nghề buôn bán - một nghề vốn bấp bênh lỗ lãi bất thường thì cái thời điểm “đầu” ấy lại càng có ý nghĩa. Những tiểu thương người Việt thường rất để ý tới chuyện mở hàng vào thời điểm “đầu”: bán cho ai đầu tiên để có thể gặp may mắn cả ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng, cả năm.   Việc buôn bán ngày đắt ngày ế là chuyện bình thường. Nhưng người ta lại để ý xem ai là người mua hàng đầu tiên trong những ngày đắt khách và ế khách. Thực tế, có thể vì ngẫu nhiên, có những tiệm hàng chỉ đông khách vào những ngày mà một người nào đó tới mở hàng. Người mở hàng ấy được coi là “nhẹ vía”, có thể đem lại tài lộc cho chủ hàng. Ngược lại, có những người lại bị coi là “nặng vía”, khi mở hàng chỉ đem lại sự “ế ẩm”, thậm chí rủi ro cho sạp hàng mà mình đã "lỡ" mở hàng.   Vì thế, người ta cũng rất chú tâm “chọn lọc” người mua hàng đầu tiên. Câu thành ngữ: ”Nợ như Chúa Chổm” của người Việt cũng xuất phát từ tập tục này.
   Hàng năm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày. Hội làng ở các làng quê Việt Nam thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan. Có thể nói, trên cái nền hết sức phong phú và đa dạng của hội hè, đình đám ở nông thôn Việt Nam, hội làng được coi là thời điểm cuốn hút nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nối đời: tế lễ, rước, trò vui và hát xướng...    Ngoài các lễ hội thông thường, hội làng thường do một làng đứng ra tổ chức, hoặc có thể do một số làng gần nhau cùng thờ chung một thành hoàng, cùng có mối liên hệ lịch sử thông qua sự tích thánh mà họ tôn phụng. Nhưng, dù là hội của một làng hay liên làng thì hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt.    Hội làng đã có từ xa xưa, theo sử sách, nhiều hội làng nổi tiếng tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời thượng cổ. Ngay trên trống đồng cổ, cũng có những nét hoa văn, dấu ấn của hội làng.
   Ở rất nhiều nước trên thế giới, đại từ nhân xưng chỉ gói gọn trong: người nói, người nghe, người và vật được nói đến mà nếu dịch ra tiếng Việt thì chỉ là: tao, mày, nó, chúng nó, chúng tao, chúng mày (I, you, we, it, they). Tuy nhiên, cách xưng hô của người Việt trong nhiều trường hợp khác nhau thì phức tạp hơn nhiều. Đứa trẻ vừa học nói đã được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô phù hợp nhưng nhiều người đến khi lớn lên thậm chí về già vẫn còn sai sót. Nhiều khi chỉ vì một sai sót nhỏ trong cách xưng hô mà gây nên thành kiến nặng nề.   Xưng hô thế nào cho đúng?    Ở Việt Nam, đáng tuổi ông thì gọi là ông, đáng tuổi bác thì gọi là bác không được “cá mè một lứa” (không thể ai xưng cũng là I và kêu người khác là you). Đại từ nhân xưng tiếng Việt rất đa dạng phong phú nhưng cũng rất phức tạp, điều khó khăn phức tạp nhất là, ngay trong đại từ nhân xưng của ta đã mang sắc thái tình cảm, thể hiện sự yêu thương tức giận, kính trọng, khinh ghét, khách sáo, thân mật...   Trong các xưng hô của người Việt có sự phân biệt tôn ti trật tự rõ ràng. Các em bé có thể luôn thắc mắc: “Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ông ông lại không thưa bẩm cháu.
   Trâm ở Cần Thơ, nhà Trâm rất nghèo, ba mẹ Trâm làm lụng vất vả quanh năm nhưng vẫn không đủ để nuôi một đàn con sáu đứa. Trâm năm nay vừa tròn mười tám tuổi, là chị đầu trong nhà, nàng rất dễ thương, xinh đẹp trắng trẻo và là một người con gái ngoan hiền trong nhà, nàng luôn được ba mẹ và năm đứa em yêu quý.    Cuộc sống thiếu thốn ấy tưởng sẽ trôi qua theo ngày tháng, nào ngờ một ngày kia, vào lúc trời chập choạng tối, ba của Trâm đang đạp xe đạp đi ngoài đường bị một chiếc xe gắn máy do một người đàn ông say rượu đụng phải. Ba của Trâm té đập đầu xuống đường bất tỉnh nhân sự. Người đàn ông say rượu ấy nhân lúc trời tối đường vắng lái xe trốn mất.   Ba Trâm được những người đi đường tốt bụng đưa vào bệnh viện cấp cứu, rồi sau đó họ tới nhà thông báo cho mẹ của Trâm hay.  Cả nhà đều ôm nhau khóc.   Mẹ và Trâm đến bệnh viện nhìn thấy ba nằm bất động mê man trên giường, khi ấy bác sĩ cho biết ba bị chấn thương sọ não rất nặng cần phải mổ gấp để cứu tính mạng của ba, chi phí cho ca mổ này là hai mươi triệu đồng. Nhà Trâm quá nghèo, làm gì có nổi số tiền đó để lo cho ba.
   Với quan niệm chết đi là bắt đầu cho một sự sống mới, những người dân ở hầu hết các dân tộc thuộc Tây Nguyên của Việt Nam đều chuẩn bị hết sức trọng thể cho tang lễ của người quá cố với những nghi thức vô cùng độc đáo. Trong đó, nhà mồ và tượng nhà mồ thực sự là những công trình nghệ thuật có giá trị nhân văn to lớn.    Theo phong tục của người Tây Nguyên, sau khi chôn người chết, người ta làm một cái chòi nhỏ sơ sài chỉ đủ để che mưa che nắng, trong chòi có đặt một số đồ dùng của người đã mất như thể đó là một ngôi nhà mà người chết có thể đi về và sinh hoạt bình thường.   Khoảng vài năm sau, khi sự lưu luyến người thân của người chết đã phôi pha, người ta phá chòi, dựng một ngôi nhà mồ mới rất khang trang, kiên cố được trang trí bằng tượng gỗ được đẽo gọt công phu và hàng rào bao quanh để chia tay hoàn toàn với người chết. Để sau đó, người chết sẽ đầu thai sang kiếp khác và người sống được giải thoát khỏi những ràng buộc với người quá cố để bắt đầu cuộc sống mới.   Lễ bỏ mả và nhà mồ Tây Nguyên  Tục phá chòi, dựng nhà mồ mới của một số tộc người ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân  và được coi như một lễ hội lớn (lễ bỏ mả) của dân bản.
   Hôn Lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản. Tuy nhiên, mỗi miền Nam, Bắc lại có những nét đặc trưng riêng biệt trở thành những bài học kinh điển trong các nghi thức Cưới Hỏi.    Bắc Bộ   Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng khác có quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng trải qua một thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:    Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.    Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu được cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả thì ngoài cốm - hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Đồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá...
   Có lẽ một số lớn quí vị ở vùng Houston đã thấy qua và cũng đã trầm trồ khen ngợi cái hình ảnh đặc sắc của cây Mai "My" vào những mùa Tết Nguyên Đán, đặc biệt trong những năm gần đây, nói đúng hơn, đó là cây Forsythia.  Cây này cũng thường được gọi là "Mai" bốn cánh.   Hình dáng, hoa và lá của nó đều khác hẳn với Mai Việt Nam mà chúng ta đều biết.  Vào mùa Tết, nếu trong nhà chúng ta thiếu màu vàng của một vài chậu Cúc đại đoá hoặc của một cành Mai, thì hình như cái không khí của Tết vẫn còn thiếu sót.  Bởi vì thế, nhiều nhà Việt chúng ta thường lợi dụng những cành Mai Mỹ này để làm sáng sủa không khí trong nhà vào ba ngày Tết.     Trồng Forsythia ở vùng Houston thì cũng khá dễ.  Vào những tháng đầu năm, ta có thể tìm mua Forsythia, dạng gốc (giống như Hồng), ở Lowe's và Home Depot.  Giống cây này không đòi hỏi lắm điều như giống Hồng, ví dụ như đất mà có nhiều cát cũng OK, hoặc có đất sét nhiều cũng OK, pH cao hoặc thấp cũng OK, nhiều nắng hoặc ít nắng cũng OK luôn; mặc dù vậy, Forsythia sẽ trổ hoa rộ nhất nếu ta bón phân all-purpose (10-10-10) cho chúng vào khoảng tháng hai đến tháng năm.  Loài hoa Forsythia chỉ nở trên những cành đã mọc vào mùa trước.
   Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời sống, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ cổ xưa đến nay. Văn hóa vùng sông, biển với những tục lệ lâu đời đã thành phong tục đặc sắc là vốn quý trong kho tàng văn hóa dân gian bản địa cổ truyền.     Thuyền rồng để vua dùng gọi là “thuyền ngự”. Thuyền rồng trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng. Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, võ tướng, có công đức thì theo ý niệm dân gian, chính các Ngài đã về “ngự” trên thuyền để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện. Dân đi biển Cát Bà, Cát Hải, Đồ Sơn... thường tổ chức đua thuyền hình rồng khi kết thúc vụ cá Bắc mở đầu vụ cá Nam khoảng tháng 4, 5 dương lịch... tạo thành nét văn hóa biển độc đáo. Dịp lễ cúng thần nước hay hạ thủy con thuyền cũng là thời điểm đua thuyền của cư dân ven sông, biển.    Lễ hội đền Quả xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương, Nghệ An có đua thuyền rồng. Vùng này có nơi toàn các tay đua nữ thi đấu với nhau như ở Xa Long, huyện Hương Sơn, còn thường thì nam thi với nam, nam thi với nữ cũng có nhưng ít hơn.
   Nước ta nằm trong vùng ảnh hưởng Nho giáo của Trung Quốc cho nên từ ngàn năm trước dân ta đã được dạy rằng: "Nhân bất học bất tri lý/ Ấu bất học lão hà vi". Làm người mà không học thì không thể hiểu được những lý lẽ của cuộc đời, tuổi trẻ mà không học đến lúc lớn (già) chẳng biết làm gì. Cho nên muốn tiến thân ai cũng phải học, chính phủ muốn có người giỏi giúp việc phải tổ chức dạy cho dân học từ bậc thấp cho đến bậc cao và để chọn được người có học và giỏi ra làm việc nước, thì tổ chức các khoa thi từ thấp lên cao (khoa cử). Cuối mỗi bậc học có bậc thi và được cấp bằng xác nhận trình độ học vấn của người đã dự thi (sĩ tử).    Việt Nam đã có khoa cử từ triều Lý. Năm 1075, nhà vua cho mở khoa thi Tam trường để chọn những người "minh kinh bác học", ông Lê Văn Thịnh người đất Đông Cứu, huyện Gia Định đậu khôi nguyên, là vị khoa bảng đầu tiên của nước ta, được bổ nhiệm làm quan dẫn đầu phái đoàn ngoại giao đi sứ Tống, làm đến chức Thái sư , dạy vua. Năm 1086, vua Lý Nhân Tông lại mở khoa thi văn học chọn người có trình độ cao để bổ sung vào hàn lâm viện, ông Mạc Hiển Tích đỗ đầu.
   Việt Nam có khoảng 53 dân tộc ít người, 53 dân tộc này chỉ chiếm 10% dân số. Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hóa riêng. Các dân tộc thiểu số này  thường sống tập trung ở những vùng trung du, miền núi trên khắp đất nước và tới giờ vẫn duy trì được những sắc thái sinh hoạt văn hóa cổ xưa. Cho đến giờ, ở một số dân tộc vẫn tồn tại nhiều tập tục văn hóa kỳ thú.    Tục ngủ chung của người Gia Rai    Dân tộc Gia Rai sống lâu đời ở Gia Lai, chiếm tỷ lệ khá lớn. Con trai, con gái có lệ vào các buổi tối trăng thanh lại tụ tập quanh bếp lửa hồng trò chuyện, uống rượu, ca hát rồi ôm nhau ngủ suốt đêm. Qua những đêm ấy, có những đôi mắt đã tìm đến nhau. Trời phú cho con trai Gia Rai đàn giỏi, con gái hát hay. Đàn hát mệt thì cùng nằm quanh bếp lửa ngủ. Ngủ như vậy nhưng giữa họ luôn giữ đúng giới hạn. Vượt qua giới hạn đó kể như phạm luật làng, bị phạt nặng, có khi bị đuổi khỏi làng. Cũng chính bởi tục ngủ chung này mà người Gia Rai quan niệm vợ chồng cưới xong phải một năm sau mới được động phòng, tránh việc người phụ nữ mang thai trước.    Vỗ mông kén chồng    Ở Hà Giang, người Mông cư trú khá đông. Họ thích sống trên núi cao và ở nhà đất.
   Qua thực tế thiết kế và thi công một số công trình, chúng tôi thường được chủ nhà yêu cầu đo đạc cửa nẻo theo thước Lỗ Ban, điều đó cho thấy họ vẫn rất tin tưởng vào cây thước cổ truyền này. Tuy không phải là những nhà địa lý nhưng do có tham bác qua một số thư tịch chúng tôi có thể hướng dẫn các bạn nhanh chóng sử dụng được cây thước này. Vấn đề còn lại ở đây là liệu đo đạc theo thước Lỗ Ban có phải là một hành động mê tín hay không. Có người cho đó là mê tín vì một lý do hết sức đơn giản, trên cây thước Lỗ Ban toàn những chữ Hán ngoằn ngèo giống bùa chú. Theo quan niệm cá nhân chúng tôi, thước Lỗ Ban là một cây thước kinh nghiệm, nó không thuộc bất kỳ một hệ thống đo đạc nào trên thế giới, nó được đúc kết và đã thử nghiệm cả ngàn đời nay chỉ để phân định hai chữ tốt xấu. Dĩ nhiên chỉ bằng một cây thước làm sao cải đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính sự sử dụng của các bạn mà nghiệm được rằng khi tai hoạ có đến cũng nhẹ đi một chút, lộc phúc có đến cũng may mắn hơn thêm.   1. THÂN THẾ LỖ BAN   Lỗ Ban, truyền thuyết họ Công Thâu tên gọi là Ban, người nước Lỗ đời Xuân Thu (hiện tại thuộc tỉnh Sơn Đông), cùng thời Mặc Tử (một triết gia nổi tiếng).
   Nước ta là nước Nông Quốc, nghĩa là lấy việc làm ruộng làm gốc sinh nhai.  nguyên địa thế nước ta, có hai đại hình nguyên ở rải theo hai dọc sông cửu Long và sông Nhị Hà.  Đất tốt màu mỡ, lại ở về nhiệt đới, cây cối dễ mọc, mà người thì ít, đấu thì nhiều, cho nên xưa nay chỉ lấy việc cày cấy làm trọng hơn cả.   Kỳ thuỷ ta cày cấy theo hai dọc sông ấy, rồi lần lần thai vụ:  cày cấy từ tháng năm tháng sáu, đến tháng tám tháng chín được gặt, gọi là vụ mùa;  cày cấy từ tháng một tháng chạp đến tháng tư tháng năm năm sau được gặt, gọi là vụ chiêm.  Cũng có nhiều ruộng làm được cả hai vụ, có ruộng chỉ cấy một vụ, còn một vụ thì trồng màu.   Về các nơi sơn cước, phần nhiều là trồng trà, bông, sơn, cau, cà phê, v..v.. ở về các nơi đất bãi phần nhiều là trồng ngô, khoai, đậu, mía, dâu vừng, lạc, v.v.. Cách thức ấy mỗi năm được lợi cũng nhiều.   Nhà làm ruộng rất là gian khổ.  Thoạt tiên cày vỡ, bừa cỏ rồi đến gieo mạ cấy lúa.  Cày hôm cuốc sớm, vất vả quanh năm, nào khi làm cỏ, nào khi tát nước; trời nắng chang chang, xém cả da cháy cả thịt cũng phải lọm cọm ở giữa cánh đồng, qua sang đông thì trời rét như cắt ruột, xẻo da mà cũng phải dầm chân xuống nước.
   Không khí chuẩn bị Tết   Khi đất trời miền Bắc đang thấm đẫm hơi lạnh tê cóng của mùa đông bỗng trở nên ngọt ngào hơn với tia nắng xuân đầu tiên còn mỏng manh và khí hậu miền Nam cũng hơi se lạnh hơn bình thường bởi những cơn gió chướng thì Tết Nguyên Đán đang chuẩn bị gõ cửa mọi nhà. Quanh những vùng đất bãi sông Hồng, đào quất sum suê phơi những sắc màu trong trẻo, bắt mắt và dọc hai bờ sông Tiền, sông Hậu, mai vàng bắt đầu khoe sắc. Để có đào và mai đúng dịp và nở đều, người ta đã nhặt lá với sự cẩn thận đáng kinh ngạc trước hàng tháng trời.   Người dân cả Bắc lẫn Nam đều chuẩn bị Tết từ rất sớm, có lẽ hàng tuần, có nơi đến hàng tháng. Người Bắc trước kia hay tích luỹ thực phẩm cho Tết với những con lợn béo, những thúng nếp ngon còn thơm hương đồng ruộng. Người miền Nam với ruộng vườn trù phú, kênh rạch chằng chịt, hay "để dành" cá linh, cá lóc, ếch…trong lu đất ăn trong mấy ngày tết. Ngày nay, khi nền kinh tế rộng mở tạo điều kiện cho hàng hoá có sẵn ở khắp mọi nơi thì việc chuẩn bị cho Tết xem ra đơn giản hơn nhưng cũng không vơi đi sự háo hức và trang trọng. Không khí đón tết đủ sức làm lay động muôn lứa tuổi.
   Hiếu thảo   Ta đọc sách Thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người. Mà nhất là hay lấy chuyện Nhị thập tứ hiếu làm phương châm cho đạo làm con.   Hiếu là kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ. Tục thường cho khi cha mẹ còn sống, không nên đi xa, sợ không được thừa hoan dưới gối cha mẹ. Cho nên nhiều người phải bổ đi làm quan xa, hoặc phải đi làm ăn xa xôi thì thường hay từ rằng ở nhà còn chút cha già hay mẹ già.   Cách phụng dưỡng   Nhà nào cha mẹ mạnh khoẻ giàu có thì thường ở riêng một mình. Người nào già yếu hoặc không có của thì mới ở với con. Con có thì của ngon vật lạ, cơm dâng nước tiến, nhà nghèo cũng lưng cơm lành bát canh ngon để phụng dưỡng cha mẹ. Cũng nhiều người ăn riêng ở riêng, cứ tháng đưa tiền cung dưỡng. Hoặc ở xa xôi cách biệt, đôi khi gởi đòn quà, tấm bánh về dâng cha mẹ. Nhưng cũng lắm kẻ chỉ biết vợ con, không biết cha mẹ là đâu. Cho nên có câu rằng: "Lúc sống thì chẳng cho ăn, để đến khi chết làm văn tế ruồi".   Kiêng tên   Tục ta coi tên cha mẹ rất kính trọng, hễ đọc đến thì phải kiêng. Ví như tên là Kèo thì đọc chệch ra là Cừu; tên là Cột thì đọc chệch là Kẹt, v.
   Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những di sản văn hoá nhân loại tại Việt Nam được công nhận bởi tổ chức văn hoá thế giới UNESCO vào năm 1999. Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng tại xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 68km về hướng Tây Nam, được xem như là nơi hội tụ của những giá trị lịch sử và văn hoá, tồn tại hàng thiên niên kỷ với vẻ  trầm mặc, hoang sơ và đầy bí ẩn. Qua cây cầu bắc ngang suối Thẻ, men theo đường mòn dọc con suối vào thung lũng, bạn như lạc vào một thế giới khác hẳn,  chỉ có mây xanh trong vắt, cây rừng và những đền tháp cổ trầm mặc, rêu phong, nhuốm màu thời gian. Đây là một thung lũng lòng chảo bán kính hơn 2km được bao bọc kín đáo bởi các dãy núi đất, núi đá cao từ 120 - 350m, tách biệt hẳn một cõi với vùng dân cư cách đó khá xa.    Cả thung lũng là một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng lưu dấu một thời huy hoàng và đánh dấu sự tàn phai của vương quốc Chămpa ( vương quốc này bị diệt vong từ  đầu thế kỷ 18). Theo các tài liệu lịch sử, Mỹ Sơn đă từng là trung tâm tôn giáo quan trọng và tiêu biểu nhất từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 15 của vương quốc này  .
   Trà là một thứ đồ uống bình dị có mặt hầu khắp các nước trên thế giới. Ở những nước công nghiệp phương Tây, lượng trà được tiêu thụ hàng năm là một con số khổng lồ. Cứ xem cách người Anh tổ chức những buổi tiệc trà vào buổi chiều thì thấy họ trọng thứ đồ uống này như thế nào. Tuy nhiên,  phải ở một số nước phương Đông có bề dày văn hoá thì Trà mới có những giá trị văn hoá đầy sức mạnh của nó. Trà ở Nhật Bản trở thành một thứ tôn giáo đầy màu sắc thành kính (Trà đạo), Trà ở Trung Quốc được nâng tầm thành một nghệ thuật in dấu trong nhiều trang sách viết về văn hoá. Trà với người Việt Nam cũng được đặt ở vị trí giống như người láng giềng Trung Quốc với phong cách riêng mà chỉ có người dân Việt mới hiểu rõ.   Giá trị của chén TràVới người Việt, Trà không chỉ là một thứ đồ uống thơm ngon mà còn là một thứ dược thảo nhiều công dụng.Trong dân gian Việt Nam còn có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ lá trà. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng trong lá trà có chứa 20% chất ta nanh có tác dụng sát khuẩn cao. Tuy nhiên, công dụng lớn nhất của lá trà lại là làm tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ hoạt động của thận và tái tạo tế bào DNA, giảm nguy cơ gây ung thư, giúp tinh thần sảng khoái...
   Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải thì" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...   Ông Táo hay thần bếp là người mục kích sự làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo ". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.
   Lễ Động thổ:   Lễ Động Thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Động thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới.Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, các làng thường làm lễ Động Thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế. Lễ vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, “tường trình” với Thổ Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ.   Lễ Khai hạ:   Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung cấp tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để “trừ ma quỷ”, nay được hạ xuống.   Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai Hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng Trời Đất, người ta còn sửa lễ cúng Gia Tiên, cúng Thổ Côngvà thần Tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.
Con Gà cục tác lá chanhCon Lợn ủn ỉn mua hành cho tôiCon Chó khóc đứng khóc ngồiMẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.   Bốn câu thơ bình dân trên đã mô tả đúng cách nấu ăn của dân tộc ta tại thôn quê miền Bắc.  Con Gà được nhắc đến trước tiên có lẽ vì thịt Gà là một trong những món ăn quen thuộc , vừa ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.Người dân Giao Chỉ chúng ta sành ăn đã biết biến chế ra nhiều món nào là: Gà rô ti, gà xào xã ớt, gà xối mỡ, gà ram mặn, gà nướng ngũ vị hương, gà nấu mắm, gà hấp muối, gà cà ri, cành gà chiên bơ, gà tiềm thuốc bắc … và còn nhiều kiểu nấu khác …       Vào cuối thập niên 1950, tại Sàigòn có cuộc bút chiến giữa hai tờ nhật báo về vụ Gà Mỹ và Gà Ta. Vào thời điểm này, có phong trào nuôi gà Mỹ do bộ Canh Nông khuyến khích và hướng dẫn.  Gà được nuôi trong chuồng bằng lưới kẽm và cho ăn loại thực phẩm trộn sẵn.  Những độc giả tham gia cuộc chiến, và đã chia ra làm hai nhóm và với hai quan điểm khác nhau:   Nhóm gà Mỹ: Cho rằng nuôi theo kiểu Hoa Kỳ khoa học hơn, sản xuất mau chóng, gà ít bị mắc bệnh, ăn hợp vệ sinh hơn.   Nhóm gà Ta: Chủ trương nuôi gà theo phương pháp tự nhiên, thả chạy rong ngoài vườn để gà tự do bươi đất tìm thức ăn như côn trùng, giun dế..
   Giao thừaLẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.   Lễ trừ tịch:   Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lê này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quy”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.   Cúng ai trong lễ giao thừa?   Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới.
   Làm câu đối, chơi câu đối và cả thách hoạ đối… là hình thức sinh hoạt văn hoá độc đáo và tao nhã của người Việt Nam. Nó thể hiện trí thông minh, sắc sảo, cách xử sự linh động và cao thượng, thế giới quan lành mạnh cùng những mong ước tốt đẹp về cuộc sống thường nhật. Tết đến, câu đối đỏ càng khó có thể thiếu trong niềm vui đón chào năm mới của mỗi gia đình.   Ngày xưa, câu đối được treo trên cột, khắc trên khung mái, tường nhà hoặc viết trên cổng, cửa của đền miếu, đình, chùa… Đặc biệt hai hàng cột gỗ hai bên bàn thờ phải treo câu đối, còn phía trên bàn thờ là hoành phi, cuốn thư - tất cả làm cho không gian thờ cúng trở nên cân bằng vuông vức như có khuôn phép tạo cảm giác hài hoà, trang trọng và linh thiêng. Câu đối được làm trên nhiều chất liệu: có loại sơn son, thếp vàng để dùng lâu dài, có loại làm bằng giấy bồi (gọi là liễu) hoặc cắt bằng giấy màu, viết bằng mực Tàu… để dễ thay đổi theo từng năm, từng mùa cho mới, cho hợp hoàn cảnh.
   Thực ra, người ta đã tưng bừng sắm sửa, chuẩn bị tết cổ truyền từ ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày ông Táo lên chầu Trời.   Bàn thờ Táo quân đặt cạnh bên bàn thờ chính thờ tổ tiên cha mẹ, có đặt 2 cái mũ cho Táo ông và một mũ cho Táo bà. Thêm vào đó có ba chiếc áo (không có quần). Tất cả đều bằng giấy nhiều màu sắc. Lại còn có một con cá chép sống trong một chậu nước. Đó là phương tiện đi đường để các vua bếp bay lên thiên đường báo cáo với Ngọc Hoàng về cuộc sống của trần gian nhiều khổ cực. Chiều ngày 28 tháng Chạp, nhiều gia đình đi thăm những ngôi mộ các thân nhân để tỏ lòng biết ơn và quyến luyến. Họ mời vong linh những người đã khuất về ăn Tết với gia đình trong 3 ngày Tết. Tết kể từ ngày mồng một tháng Giêng. Ở các nghĩa trang cánh đồng người ta đốt vàng thỏi, vàng lá, thắp hương nghi ngút.   Ở ngoài đình hoặc nơi công cộng, người ta trồng một cây nêu cao vút có một vòng tròn mắc nhăng nhít các con vật bằng giấy xanh, đỏ với những chiếc khánh nhỏ gây ra tiếng vui tai khi gió thổi. Cây nêu được dựng lên để cho ma quỷ và những hồn người hung ác biết rằng đây là đất của nhà Phật, không được đụng tới.
Chúng ta vừa mất đi thêm một tài năng lớn nữa về âm nhạc: đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông mất tại Sàigòn. Hẳn quý vị và các bạn, cũng như chúng tôi, đã nghe quá nhiều về Trịnh Công Sơn. Báo chí trong nước, báo chí ngoài nước, các đài truyền thanh, truyền hình, không ngớt nhắc tới tên ông. Phải nói, Trịnh Công Sơn là một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam. Trước ông chưa có ai. Sau ông, e cũng khó có một người thứ hai, có được cái tài năng như ông. Người ta gọi ông là thiên tài. Thậm chí có người coi ông là hiền triết nữa. Vậy thì chúng ta còn gì để nói về Trịnh Công Sơn nữa? Trịnh Công Sơn có một sức sáng tác phong phú. Ông nhậy cảm với tất cả những vì xảy ra trong cuộc sống, từ xã hội, chính trị đến tâm linh. Số lượng tác phẩm của ông ít người bì kịp. Nguyễn Xuân Khoát, qua lơ viết nhạc dễ như lấy đồ trong túi ra". Phạm Duy còn phải kêu lên ông phát ghen với Trịnh Công Sơn. Hẳn, Trịnh Công Sơn biết rõ hơn ai hết, trong những lời ấy có bao nhiêu phần sự thật. Nhưng ngần ấy thôi, cũng đã đủ chứng tỏ, ông đã đạt tới sự nể nang của những đỉnh cao nhất của âm nhạc Việt Nam rồi. Nói chung, Trịnh Công Sơn là người viết ca khúc thuần túy.
    Hồi Calvin Coolidge còn làm Tổng thống Huê Kỳ, một người bạn tôi được mời lại Bạch cung, vô phòng ông vừa đúng lúc ông nói với cô thư ký của ông rằng: “Chiếc áo cô bận hôm nay thiệt đẹp... Cô có duyên lắm...”. Ông vốn ít nói. Chưa bao giờ người ta nghe ông khen những người giúp việc ông như vậy. Thiệt lạ lùng, thiệt bất ngờ, tới nỗi cô thư ký thẹn thùng đỏ mặt lên. Ông Coolidge nói tiếp: "Lời tôi khen đó, cô đừng lấy làm tự phụ lắm; tôi chỉ muốn làm vui lòng cô thôi... Từ nay tôi muốn khi đánh máy, cô để ý tới những dấu chấm câu hơn chút nữa". Phương pháp đó tuy kém kín đáo, nhưng tâm lý thật sâu sắc. Sau khi được nghe lời khen rồi, ta thấy những lời trách không khó chịu lắm. Người thợ hớt tóc, thoa xà bông thiệt kỹ rồi mới cạo râu. Phương pháp đó, ông Mc. Kinley dùng năm 1896; khi ông dự bị cuộc vận động tuyển cử của ông để làm Tổng thống. Một trong những người cộng tác với ông, viết một bài diễn văn mà người ấy tự cho rằng hùng hồn bằng tất cả những bài của Cicéron, Démosthène và Daniel Webster hợp lại. Vẻ tự đắc hiện trên mặt, người đó đọc cho ông Mc. Kinley nghe tác phẩm bất hủ của mình.
    Thời phong kiến, trang phục của nam giới là quần chùng, áo the, khăn xếp; trang phục phổ biến của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý rất duyên dáng và kín đáo. Tới nay, do yêu cầu của cuộc sống, trang phục của người Việt đã thay đổi. Đàn ông chỉ mặc quần áo truyền thống trong những ngày lễ hội, còn thường ngày họ mặc Âu phục. Người phụ nữ cũng vậy, chiếc áo tứ thân với chiếc khăn mỏ quạ chỉ còn thấy trong nghệ thuật sân khấu dân gian hay trong ngày lễ hội. Tuy nhiên có một thứ trang phục truyền thống của người phụ nữ ngày càng được cải tiến, hoàn thiện trở thành một thứ "thương hiệu" cho trang phục phụ nữ Việt nam là Áo dài. Đó là chiếc áo dài may bằng chất liệu mềm mại như lụa, gấm hoặc đũi...có thân áo tương đối bó sát thân người, làm cho thân thể phụ nữ hiện lên được đường cong mềm mại, phù hợp với vóc người nhỏ nhắn của phụ nữ Việt Nam. Đồng bộ với chiếc Áo dài là chiếc quần ống xéo, chất liệu cũng mềm mại tạo vẻ thướt tha. Có lẽ không có thứ trang phục nào vừa duyên dáng, vừa kín đáo lại vừa phô bày được vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ nhiều như chiếc Áo dài. Chiếc Áo dài cũng có hành trình lịch sử của nó.
   Ngày rằm tháng bảy theo tập quán lâu đời của dân Việt là ngày lễ xá tội vong nhân. Dưới âm phủ ngày hôm đó những vong hồn (người chết yểu, chết đường chết chợ, chết không ai biết...) được xá tội, được trở về nơi dương thế để nhận đồ cúng lễ. Ngày này, người ta đi lễ chùa rất đông, cúng lễ cầu kinh để cho những linh hồn bơ vơ được siêu thoát và no đủ ít ra là một ngày trong năm. Tại tư gia người ta cũng làm cơm, cúng cháo cho những cô hồn. Ở xứ Bắc, lễ xá tội vong nhân được tổ chức trọng thể hơn bất cứ một miền nào trên khắp đất nước. Người ta cúng lễ trong chùa chiền, cầu quán, tư gia với đồ cúng lễ chủ yếu là chay tịnh như cháo hoa, hoa quả, xôi chè, bỏng gạo...Đôi khi trong ngày này, người ta còn thả chim về trời, cá về nước để chứng tỏ đức hiếu sinh. Xưa kia, dọc con đường suốt từ đình làng đến tận cánh đồng người ta còn làm những bù đài (giống hình cái phễu ) bằng lá mít, bên trong đổ đầy cháo để cho những linh hồn trở về dương thế luôn được no đủ. Trong ngày rằm tháng bảy với không khí mùa thu và rán chiều đỏ ối, mọi khoảng cách giữa hai bờ âm dương, giữa người sống và người chết hình như đã bị xoá nhoà.
   Trên thế giới thật khó có quốc gia nào mà diện tích chỉ vẻn vẹn hơn 300 nghìn cây số vuông và số dân trên 80 triệu người nhưng lại có tới 54 thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống như trên mảnh đất Việt Nam. Hầu như mỗi dân tộc đều có tiếng nói, chữ viết và bản sắc văn hoá riêng. Dân tộc Kinh chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc- còn được gọi là dân tộc thiểu số. Nguồn gốc của hầu hết các dân tộc đều là bản địa. 54 dân tộc sống trên đất Việt Nam có thể chia thành 8 nhóm theo sự tương đồng ngôn ngữ như sau: ° Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Việt (Kinh), Chức, Mường, Thổ.° Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái. ° Nhóm Môn - Khmer, có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cờ-tu, Giẻtriêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng, M'Nông, ơ-du, Rơ-măm, Tà-Ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng. ° Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn. ° Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La-chí, La ha, Pu péo. ° Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia-rai, Ragiai. ° Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.
   Ít lâu sau cuộc đại chiến, tôi được một bài học  quý báu. Trong một bữa tiệc, ông khách ngồi  bên tay mặt tôi quả quyết rằng câu “Có một vị  thần nắm vận mạng của ta, ta cưỡng lại không  được” là ở trong Thánh kinh. Ông ta lầm. Tôi  biết vậy. Tôi chắc chắn vậy, không ngờ vực  gì nữa. Cho nên, để tỏ sự hơn người của tôi,  sự quan trọng của tôi, tôi tự nhận việc cải chính.  Mà có ai cầu tôi cải chính đâu! Tôi bảo ông ta rằng câu  đó của thi hào Shakespeare. Ông ta không chịu nhận  mình lầm, cãi: “Sao? Câu đó mà của Shakespeare sao?  Không thể được! Thậm vô lý! Rõ ràng trong Thánh kinh  mà! Tôi biết”. Ngồi bên trái tôi là ông Grammond, bạn cũ  của tôi; ông này đã nhiều năm nghiên cứu  Shakespeare. Cho nên chúng tôi quay lại cùng xin ông  Grammond phân giải xem ai phải ai trái. Ông Grammond  đá mạnh vào chân tôi ở dưới bàn làm hiệu, rồi tuyên bố:  “Anh Dale, anh lầm rồi; ông nói đúng. Câu đó ở trong  Thánh kinh”.  Khi đi về cùng với ông Grammond, tôi nói:  "Anh biết câu đó của Shakespeare mà!".  Ông Grammond trả lời: “Tự nhiên. Nó ở trong kịch  Hamlet, hồi V, màn II.
      Tuấn quê ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau một vụ mùa làm lụng vất vả, Tuấn lên thăm cô Hai của Tuấn ở trên Sài Gòn. Nhà cô Hai nằm trên đường Trần Bình Trọng quận 5. Lần đầu tiên lên Sài Gòn, nhìn thấy khung cảnh phố xá ồn ào nhộn nhịp đông đúc, xe gắn máy chạy đan xen như kiến. Ngồi trên xe ôm đưa Tuấn từ bến xe miền Tây tới nhà cô Hai, Tuấn ngó ngang ngó dọc, Sài Gòn rất nhiều con đường, nhưng con đường nào người và xe cũng đông đúc ồn ào. Người lái xe ôm lần theo địa chỉ mà Tuấn đã ghi trên giấy đưa Tuấn đến nhà cô Hai. Gặp nhau hai cô cháu vui vẻ hàn huyên tâm sự hỏi han nhau, cô Hai mời Tuấn ở lại chơi ít bữa.       Ngày hôm sau cô Hai bận đi làm, ở nhà cũng buồn vì không có ai để nói chuyện, Tuấn đi ra khỏi nhà, đi bộ nhìn ngắm phố phường,lang thang trên đường Trần BìnhTrọng, Tuấn nhìn thấy một nhà hàng treo bảng: “RESTAURANT nhiều món ăn ngon ba miền, đặc biệt có HẢI SẢN TƯƠI SỐNG ĐẶC BIỆT”. Vụ mùa vừa rồi cũng trúng lớn, thu hoạch khá nên sẵn có tiền rủng rẻng trong túi, Tuấnnảy ý định muốn vào nhà hàng để thưởng thức món hải sản tươi sống đặc biệt gì đó, xem ngon như thế nào.
THỜ KÍNH VÀ THIẾT LẬP GIA PHẢ (Phả Tộc hay Phả Hệ...) Thờ Ông Bà không phải là tôn giáo mà là một truyền thống, một phong tục tập quán là một bổn phận hiện thực của người hiện tại tôn kính và nhớ ơn đối với tiền nhân có thật 100/100 đã dày công sáng lập dòng họ hay dân tộc, bảo vệ và sinh tồn đến hôm nay. Còn tôn giáo là tin vào một đấng linh thiêng màu nhiệm mắt thường không nhìn thấy được.      Ngày xưa có dòng họ ông Tổ là vị khai hoang lập ấp những nơi hoang dã ăn ở lâu dần con cháu sinh sôi nẩy nở nguyên làng, nguyên buông, nguyên tộc nên trong họ lập ra tổ làng hay tổ đình xây dựng một đình lấy Họ đặt tên đình v.
  Tục mừng tuổi (miền Bắc) hay còn gọi là lì xì (miền Nam) trong ngày tết Nguyên Đán là một nét đẹp văn hóa tồn tại khá lâu đời ở Việt Nam. Theo một số tài liệu nghiên cứu thì tục mừng tuổi ngày Tết Nguyên Đán xuất phát từ Trung Hoa, đó là những đồng tiền được xâu lại, cột bằng sợi chỉ đỏ theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối với mục đích chống ma quái, bảo vệ giấc ngủ yên lành cho trẻ nhỏ… Dần dần, những đồng tiền được gói trong giấy đỏ và trở thành phong tục mừng tuổi đầu năm với ý nghĩa mang lại niềm vui, may mắn cho tất cả mọi người. Không ai biết chính xác tục mừng tuổi du nhập vào nước Việt khi nào.      Song, đã từ rất lâu cứ mỗi dịp Tết đến, vào sáng mùng một tất cả con cháu trong gia đình tụ tập lại mừng tuổi ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi, sức khỏe dồi dào…     Đồng thời, ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị ít tiền mừng tuổi cháu con luôn chăm ngoan, học giỏi, thành đạt. Ngoài ra, người ta còn mừng tuổi cho con trẻ và người già trong gia đình của bạn bè và họ hàng. Trẻ em Việt thường háo hức mong đến ngày Tết không chỉ để có quần áo mới, được đi chơi xuân mà còn được tiền lì xì.
      Rượu vang từ bao nhiêu ngàn năm qua vẫn được coi là một món quà tuyệt hảo và quý giá mà Thượng Đế tặng cho nhân loại. Quý nhất là ở chỗ nó có thể được thưởng thức bằng tất cả 5 giác quan bén nhạy của con người. Trước hết là thị giác. Rượu vang vừa rót ra ly đã phô bày trước mắt ta cái màu sắc óng ả của nó, dù đó là màu đỏ hồng của Pinot Noir, màu đỏ đậm của Cabernet Sauvignon, màu ngà phơn phớt của Chardonnay, hay màu vàng hổ phách của vùng Sauternes. Đó là màu áo của rượu, “la robe du vin”. Bạn hãy nhìn ngắm cái màu áo đó trước khi nhẹ nhàng khoắng ly rượu mấy vòng để cho khứu giác thưởng thức mùi hương thơm ngào ngạt tỏa lên. Ngẫm nghĩ kỹ bạn sẽ thấy mùi hương dường như có tiềm ẩn cả một bó hoa đồng cỏ nội. Thoảng một chút mùi hoa sim tím, xen lẫn với mùi hoa anh đào, hoa tầm xuân, hoa cam, hoa bưởi, mùi rơm mới cắt, mùi cỏ tóc tiên, tùy theo từng loại nho và từng vùng địa chất nơi cây nho mọc lên. Lạ lắm cơ. Rồi bây giờ mới đến phần cốt cán là phần vị giác. Nhắp thử một ngụm rượu đi bạn. Nếu là rượu ngon thì cảm nhận đầu tiên phải là vị đậm đà đằm thắm nơi đầu lưỡi. Nó phải cho bạn cái cảm tưởng đầy đặn nồng nàn như khi ta ôm người yêu trong tay.
ª Lê Phú Dũng Thúy là một cô gái xinh đẹp, cao ráo, trắng trẻo tuổi mười tám. Nàng sinh ra và lớn lên ở huyện Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long. Nhà Thúy ngoài ba mẹ chỉ có hai chị em Thúy; Thúy và cậu em trai của Thúy kém Thúy ba tuổi. Cha mẹ Thúy đen đũi lam lũ cực khổ nhưng lúc nào cũng cưng chiều Thúy, lo cho Thúy đầy đủ, thấy con gái người bạn hàng xóm lấy chồng Đài Loan rồi gửi tiền về cho cha mẹ xây dựng lại nhà cửa khang trang. Cha mẹ Thúy cũng ao ước con gái cưng của mình cũng được như thế, Thúy rất ngoan rất xinh hơn hẳn con gái người hàng xóm cơ mà. Người hàng xóm cho cha mẹ Thúy số điện thoại của bà làm mối lấy chồng Đài Loan. Một buổi sớm mai, hai chiếc xe đỏ chở cả thảy sáu mươi cô gái tuổi từ mười tám đôi mươi lên Sài Gòn, xe chạy và khu cư xá Bình Thới dừng lại trước một khách sạn, sáu mươi cô gái xuống xe và tụ tập xung quanh khách sạn. Sáu mươi cô gái đều trẻ đẹp nhưng phải công nhận rằng Thúy xinh đẹp và nổi bật hơn hẳn năm mươi chín cô kia. Nàng có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài đen huyền óng ả, đôi mắt to long lanh trong sáng, sống mũi cao thẳng, đôi môi chúm chím hình trái tim đỏ thắm.